![]( /mmsource/images/2010/03/17/wuwei5.jpg)
Theo "Trát ký- Nội tắc" viết, "Ăn uống phải phù hợp với thời tiết, mùa xuân thích hợp ăn thức ăn vị chua, mùa hè thích hợp ăn thức ăn vị đắng, mùa thu thích hợp ăn thức ăn vị cay, mùa đông thích hợp ăn thức ăn vị mặn, và cộng thêm một số thức ăn vị ngọt." Ăn nhiều thức ăn tương ứng với thời tiết nhằm mục đích dưỡng khí. Mỗi mùa đều phải phối hợp ăn thức ăn vị ngọt, là vì vị ngọt thuộc hành Thổ, có thể dưỡng tỳ và vị. Ông Tôn Tư Mạc nói, "Mùa xuân ít ăn thức ăn vị chua, ăn nhiều thức ăn vị ngọt; mùa hè ít ăn thức vị mặn, ăn nhiều thức ăn vị cay; mùa thu ít ăn thức ăn cay, ăn nhiều thức ăn vị chua; mùa đông ít ăn thức ăn vị mặn, ăn nhiều thức ăn vị đắng."
![]( /mmsource/images/2010/03/17/wuwei2.jpg)
Những bài viết của "Nội tắc" có nghĩa là phối hợp bổ dưỡng cơ quan nội tạng trong ngũ hành thịnh vượng theo thời tiết; Lời nói của ông Tôn Tư Mạc có nghĩa là hỗ trợ cơ quan nội tạng trong ngũ hành yếu ớt theo thời tiết. Điều then chốt là bất cứ trong thời tiết nào, thức ăn ngũ vị đều không thể ăn quá nhiều.
![]( /mmsource/images/2010/03/17/wuwei4.jpg)
Theo "Bão Phác Tử" viết, "Ăn quá nhiều thức ăn vị chua sẽ phương hại tới tỳ, ăn quá nhiều thức ăn vị đắng sẽ phương hại tới phổi, ăn quá nhiều thức ăn vị cay sẽ phương hại tới gan, ăn quá nhiều thức ăn vị mặn sẽ phương hại tới tim, ăn quá nhiều thức ăn vị ngọt sẽ phương hại tới thận." Đó là vì ngũ vị khắc ngũ tạng, là đạo lý vốn có tồn tại trong ngũ hành. Phàm là những người cơ quan ngũ tạng bị phương hại là do ăn quá nhiều ngũ vị, chỉ có điều là không có cảm giác ngay lúc đó mà thôi.
![]( /mmsource/images/2010/03/17/wuwei3.jpg)
Tất cả thức ăn không thể không có muối, nhưng chỉ nên sử dụng ít muối, khiến thức ăn hơi nhạt là được, thức ăn nhạt có thể giữ được nguyên vị của nó.
![]( /mmsource/images/2010/03/17/wuwei1.jpg)