![]( /mmsource/images/2010/02/12/dba58fb2667e44aebd9b3b5bbe31f096.jpg)
![]( /mmsource/images/2010/02/12/7f5dc90d62cc4cd08830713985f196b5.jpg)
Tìm hiểu độc tố mạnh hay yếu của Trung Dược có ý nghĩa chỉ đạo dùng thuốc trong lâm sàng
1.Trong khi sử dụng thuốc chứa độc tố phải căn cứ theo thể chất và vị trí ổ bệnh để lựa chọn sử dụng thuốc một cách thích hợp và xác định liều lượng thuốc, dùng thuốc vừa phải, không được dùng thuốc quá liều, tránh bị ngộ độc bởi dùng thuốc quá liều và tích tụ thuốc gây nên, đồng thời phải để ý những điều cấm kỵ về bào chế thuốc, miễn là hai vị thuốc dùng chung với nhau sẽ gây độc hại và sản sinh tác dụng phụ nghiêm trọng thì nghiêm cấm không được sử dụng, trong khi đó phải nghiêm khắc tuân thủ công nghệ bào chế những vị thuốc chứa độc tố nhằm giảm bớt độc hại của thuốc. Ngoài ra, còn phải để ý sự khác biệt cá thể, tăng giảm liều lượng thuốc một cách vừa phải, khuyên người bệnh không được dùng thuốc tùy tiện. Cơ quan y dược cần phải tiến hành công tác giám định thuốc, tránh sử dụng thuốc giả và chất lượng kém, chú trọng khâu bảo quản thuốc chứa độc tố, các bộ ngành cùng cố gắng nhằm đảm bảo dùng thuốc an toàn và tránh xẩy ra hiện tượng ngộ độc.
2. Theo nguyên tắc "lấy độc trị độc" của Trung Dược, dưới tiền đề đảm bảo an toàn dùng thuốc, cũng có thể áp dụng phương pháp chữa trị một số căn bệnh bằng độc tố thuốc nào đó. Ví dụ như Hùng Hoàng chữa trị mụn nhọt, thủy ngân chữa trị ghẻ lở, hắc lào và bệnh giang mai, thạch tín chữa trị ung thư máu v.v, nhằm phát huy độc tố của Trung Dược cho phục vụ lâm sàng tốt hơn.
3.Tìm hiểu độc tố của thuốc cũng như những biểu hiện trong lâm sàng sau khi ngộ độc thuốc sẽ tiện cho chẩn đoán nguyên nhân ngộ độc, kịp thời áp dụng phương pháp cứu chữa hợp lý và hữu hiệu, đây là điều có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với công tác cứu chữa người bệnh ngộ độc Trung Dược.
1 2