Trên tuyến đường sắt đô thị dài 18,55 ki-lô-mét từ Ga Xe lửa Trường Sa Nam đến Sân bay Hoàng Hoa, đoàn tàu chạy trên đệm từ trường cách mặt đường ray chỉ 8 mi-li-mét lao vun vút "sát mặt đất" như viên đạn, thực hiện "di chuyển nhanh chóng" giữa hai địa điểm này chỉ trong mười mấy phút, hơn nữa đã xây dựng nên đầu mối giao thông "nhất thể hóa giữa hàng không với đường sắt" đầu tiên ở vùng miền Trung Trung Quốc.
"Người Trung Quốc tự chủ thiết kế, xây dựng và thi công", "Là dự án có tốc độ xây dựng nhanh nhất, giá thành thấp nhất và tuyến đường dài nhất trong các dự án tương tự trên thế giới", ... Từ khi ra đời, tuyến đường sắt đô thị đệm từ trường Trường Sa, một thương hiệu tự chủ hoàn toàn của Trung Quốc đã thu hút biết bao ánh mắt ngưỡng mộ.
So với tàu siêu tốc chạy trên đệm từ trường ở Thượng Hải du nhập từ Đức, tàu chạy trên đệm từ trường có tốc độ vừa và thấp ở Trường Sa do Công ty Đầu tàu điện Chu Châu thuộc Tập đoàn CRRC và Đại học Khoa học Kỹ thuật Quốc phòng Trung Quốc phối hợp nghiên cứu chế tạo có các đặc điểm như an toàn, tiếng ốn thấp, bán kính cua nhỏ, khả năng lên dốc mạnh, v.v., nhiều thành quả đạt trình độ dẫn đầu thế giới. Sau khi tham quan tuyến đường sắt đô thị đệm từ trường Trường Sa, chuyên gia kỳ cựu Đức về công nghệ đệm từ trường Meins nói: "Nó hoàn toàn có thể sánh vai tiêu chuẩn thế giới về công nghệ đường sắt có tốc độ thấp, khiến tôi hết sức kinh ngạc".
"Gây dựng cơ ngơi từ hai bàn tay trắng, chỉ mất 5 năm đã thực hiện mục tiêu mà các đồng nghiệp nước ngoài phải mất 40 năm". Khi nhìn lại chặng đường nghiên cứu chế tạo tàu chạy trên đệm từ trường có tốc độ vừa và thấp ở Trường Sa, ông Bành Kỳ Bưu, Phó Tổng Công trình sư Công ty Đầu tàu điện Chu Châu thuộc Tập đoàn CRRC hết sức cảm khái. Đối mặt với mức giá chuyển nhượng công nghệ chế tạo "khủng" hàng trăm triệu Nhân dân tệ của phía Nhật, Công ty đầu máy điện Chu Châu cuối cùng đã lựa chọn tự chủ nghiên cứu, và đã phá vỡ thành công sự phong tỏa công nghệ của nước ngoài.
Từ khi đưa vào vận hành thử đến nay, tuyến đường sắt đô thị đệm từ trường ở Trường Sa từng hai lần kéo dài thời gian hoạt động. Tính đến trung tuần tháng 11, tổng chiều dài chạy tàu vượt 300 nghìn ki-lô-mét, vận chuyển hơn 1 triệu 310 nghìn lượt hành khách. Tuyến đường sắt đô thị này không những rất được hành khách hoan nghênh, mà còn thu hút đoàn đại biểu của gần 20 nước như Đức, Hàn Quốc, v.v. và 30 thành phố Trung Quốc đến khảo sát thực địa, Đức và Ma-lai-xi-a thậm chí có ý định hợp tác với tỉnh Hồ Nam về giao thông đệm từ trường.
Nhân sĩ trong ngành cho biết, tuyến đường sắt đệm từ trường thứ 2 ở tỉnh Hồ Nam đã bước vào giai đoạn trù bị tiền kỳ.
Tại Trung Quốc, nhiều thành phố như Thành Đô, Lục Bàn Thủy, Thiệu Hưng, v.v. đều đã bắt tay quy hoạch tuyến đường sắt đô thị đệm từ trường.
Tháng 10 năm nay, Tập đoàn CRRC Trung Quốc tuyên bố sẽ khởi động nghiên cứu dự án tàu siêu tốc đệm từ trường 600 ki-lô-mét/giờ. Ông Bành Kỳ Bưu cho biết, mẫu tàu chạy trên đệm từ trường có tốc độ 140-160 ki-lô-mét/giờ sẽ được đưa ra 1 năm sau, tàu chạy trên đệm từ trường có tốc độ vừa 200 ki-lô-mét/giờ có triển vọng đi vào hoạt động vào năm 2025.
Hoạt động Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Trung Quốc-Việt Nam lần thứ 18 đã diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam 2018/08/15 |
Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam tổ chức Lễ trao học bổng Chính phủ Trung Quốc năm 2018 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |