Là người đích thên từng trải, ông Chu Trạch Khuê, chủ nông trang thôn Dược Sơn, xã Đường Hoa, thành phố Tân Thị, tỉnh Hồ Nam có trải nghiệm sâu sắc với sự thay đổi mô hình nuôi trồng của Động Đình Hồ cho biết, trước đây làm chuồng là có thể nuôi lợn, làm cho mặt đất phân lợn bẩn thỉu. Bây giờ đi theo con đường nuôi trồng tuần hoàn, không những không bị ô nhiễm, mà kiếm nhiều tiền hơn.
Trước đây, ngành chăn nuôi gia cầm với hình thức nuôi thả đại trà đã gây áp lực môi trường trầm trọng cho khu Động Đình Hồ được mệnh danh là "Gạo trắng nước trong". Tháng 4 năm nay, tỉnh Hồ Nam đưa hồ nước và khu vực cách bờ Động Đình Hồ bán kính 1000 mét là khu cấm chăn nuôi, đóng cửa và di dời mấy trăm doanh nghiệp chăn nuôi. Đồng thời, mấy huyện chăn nuôi lớn khu vực Động Đình Hồ cũng khởi động con đường chuyển đổi hình thức cân bằng giữa trồng trọt và chăn nuôi, biến phế thải thành vật báu.
Hồ Tây Mao Lý là một chi nhánh của Động Đình Hồ thành phố Tân Thị. Mấy năm trước, ven hồ phân bố hơn 300 trại chăn nuôi, mỗi năm xuất chuồng hơn 200 nghìn con. Ông Chu Trạch Khuê cho biết, trước đây gà lợn chết nổi đầy hồ, mấy trăm cống nước thải đổ bừa vào hồ nước. Sau đó đa số các trại chăn nuôi bị đóng cửa chuyển đi nơi khác, ông Khuê nhận khoán lại gần trăn héc ta đất núi đồi mở nông trang sinh thái. Nuôi hơn 300 con lợn hàng ngày thải ra nước tiểu và phân, sau khi xử lý dùng để tưới cho cây đào và cây lê trong nông trang. Ông Khuê cho biết, ngoài nuôi lợn kiếm được gần 100 nghìn Nhân dân tệ ra, hiện nay mỗi năm còn bán hoa quả được 70 – 80 nghìn Nhân dân tệ. Tân Thị có 49 nông trang sinh thái như nông trang của ông Khuê.
Phân sau khi xử lý còn làm thức ăn tốt nhất cho giun đất. Công ty Hữu hạn cổ phần khoa học công nghệ sinh học Sĩ Lâm thành phố Tân Thị mỗi tuần đều cử người đến thu tập phân. Giám đốc công ty La Thành Hỷ cho biết, 20 tấn phân có thể nuôi 500 kg giun đất. Mỗi kg giun đất bán được 30 Nhân dân tệ, nếu gia công làm mồi câu hoặc dược phẩm, giá cả có thể tăng gấp đôi. Năm ngoái, công ty thu tập 5 nghìn tấn phân, cho dù sử dụng không hết, cũng có thể gia công thành phân hữu cơ, bán 20 Nhân dân tệ / kg.
Phó Trưởng phòng chăn nuôi huyện Nhạc Dương Ngao Vĩ cho biết, nước tiểu và phân thải thẳng vào cống là ô nhiễm, xử lý gia công đôi chút sẽ là tài nguyên của cải. Tại vườn chè phường Hoàng Sa, huyện Nhạc Dương, 50 bể tưới sinh thái dung lượng 3 tấn phân bố đều trên hơn 200 héc ta đất đồi núi, thông qua đường ống, phân trong bể chứa sau xử lý có thể tưới từng gốc chè.
Tháng 9 năm nay, tỉnh Hồ Nam công bố "Phương án thực thi xây dựng cơ chế xử lý vô hại hóa gia cầm chết bệnh", nêu rõ đến năm 2018 sẽ thực thi tại những huyện có chăn nuôi trong toàn tỉnh, huyện Nhạc Dương nằm trong địa phận khu vực Động Đình Hồ đã dẫn đầu tiến hành thí điểm. Phó Trưởng phòng chăn nuôi Ngao Vĩ cho biết, cả huyện mỗi năm có mấy chục nghìn con gia cầm chết, cách xử lý trước đây là đem chôn, vứt đi, thậm chí còn tuồn vào thị trường. Xưởng xử lý không những thành lập 6 trung tâm thu tập trong toàn huyện và có điện thoại dành riêng, mà còn khuyến khích hộ chăn nuôi bán gia cầm chết 10 Nhân dân tệ / con cho xưởng xử lý. Tháng 7 năm nay, huyện Nhạc Dương có mấy chục tấn gia cầm chết do nạn nước lũ, toàn bộ được gia công thành nguyên liệu dầu mở công nghiệp và "bột xương thịt" dùng làm phân hữu cơ, mỗi tấn với giá hơn 2 nghìn Nhân dân tệ.
Hoạt động Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Trung Quốc-Việt Nam lần thứ 18 đã diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam 2018/08/15 |
Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam tổ chức Lễ trao học bổng Chính phủ Trung Quốc năm 2018 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |