Trong cánh rừng mao trúc này, phóng viên lâu lâu lại nghe thấy tiếng gà gáy, mà nhìn thì không thấy nhiều gà lắm. Anh Dương Thiên Lý cho biết, khu rừng không có rào, gà thả vào rừng cây và mao trúc trong làng kiếm ăn, đến tối về chuồng cho ăn thêm, sáng hôm sau khi cho ăn "lót dạ" rồi lại thả ra.
Anh Dương Thiên Lý 36 tuổi, vốn mở cửa hàng bán quần áo tại huyện lỵ. Nghĩ đến ở nhà có hơn 3 héc ta rừng mao trúc, làng còn có đất rừng có thể sử dụng, năm 2009, anh Lý đã về lập nghiệp mở trại chăn nuôi gà.
Anh Dương Thiên Lý cho biết, mới đầu chỉ có hai con gà mái, nhờ vào hai con gà mái này đẻ trứng, ấp trứng thành gà con, tuần hoàn liên tục, từ từ có qui mô hiện nay. Trại chăn nuôi của anh mỗi năm xuất chuồng 20 nghìn con gà ta.
Anh Lý làm công nhiều năm ở thành phố biết rõ nuôi gà bằng thức ăn gia súc không có đặc sắc gì, bán không được giá, anh lựa chọn cách nuôi gà bằng cỏ. Trải qua tìm tòi, anh Lý nắm được kỹ thuật nuôi gà bằng thức ăn ủ cỏ bằng men vi sinh hoạt tính, trồng cỏ trong rừng, sau khi ủ trộn với bột ngô cho gà ăn, vì vậy anh đã đăng ký thương hiệu "Gà cỏ Dung Thủy".
Anh Dương Thiên Lý cho biết, nuôi gà bằng thức ăn ủ cỏ lên men vi sinh hoạt tính, anh không những có thể nuôi gà ta nguyên sinh, mà còn tiết kiệm giá thành. Giá thành nuôi một con gà của anh mất khoảng 35-40 Nhân dân tệ, sau khi lớn có thể bán được 90 – 100 Nhân dân tệ, mỗi con gà lãi hơn 50 Nhân dân tệ. Mỗi ngày còn có thể nhặt về hơn 2 nghìn quả trứng trong rừng, giá bán sỉ mỗi quả từ 1,5 – 1,8 Nhân dân tệ, bán rất chạy.
Phương án lập nghiệp nuôi gà bằng thức ăn ủ cỏ lên men vi sinh học của anh Lý đã giành được giải xuất sắc trong cuộc thi thiết kế phương án thanh niên lập nghiệp năm 2014, do Đoàn thanh niên Cộng sản Thành ủy Liễu Châu tổ chức.
Chủ nhiệm Văn phòng Tiểu ban lãnh đạo cải cách cơ chế quyền lợi rừng tập thể huyện Dung Thủy Dương Hiển Thanh cho biết, Dung Thủy là huyện trọng điểm nghèo khó cấp quốc gia, cũng là huyện sinh thái, tỉ lệ che phủ rừng của cả huyện đạt 79%, đất rừng nhiều đất canh tác ít, đất rừng và tài nguyên rừng là cơ sở vật chất để cho nhân dân Dung Thủy sinh tồn và phát triển. Hiện nay, Dung Thủy đã hình thành mô hình phát triển kinh tế nhiều hình thức trong rừng như trồng nấm, trồng rau, trồng cây thuốc, nuôi gia cầm,..., thúc đẩy nông dân xóa nghèo tăng thu nhập.
Chủ nhiệm Dương Hiển Thanh cho biết, huyện Dung Thủy có hơn 2.333 hét ta diện tích chăn nuôi gia cầm trong rừng với mô hình như anh Dương Thiên Lý, nuôi 300 nghìn con gồm giống gà địa phương, gà tre, vịt Dung Thủy, trong đó vịt Dung Thủy được đưa vào "Sản phẩm bảo hộ chỉ dẫn địa lý Quốc gia".
Chủ nhiệm Dương Hiển Thanh cho biết, hiện nay huyện Dung Thủy có hơn 533 héc ta diện tích trồng nấm rừng, giá trị sản lượng đạt trên 100 triệu Nhân dân tệ, chủ yếu có các loại nấm hương, mộc nhĩ, nấm thảo,... Trồng rau rừng chủ yếu có các loại măng tre, v.v, diện tích khoảng hơn 1.333 héc ta, giá trị sản lượng hàng năm đạt 150 triệu Nhân dân tệ. Còn có mô hình rừng cây ăn quả, cây thuốc, cây cảnh với diện tích 1 nghìn héc ta.
Hoạt động Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Trung Quốc-Việt Nam lần thứ 18 đã diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam 2018/08/15 |
Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam tổ chức Lễ trao học bổng Chính phủ Trung Quốc năm 2018 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |