Theo dự báo của Bộ Thương mại Trung Quốc, năm 2016, kim ngạch xuất nhập khẩu thương mại điện tử xuyên biên giới của Trung Quốc sẽ tăng lên tới 6500 tỷ Nhân dân tệ với mức tăng trưởng đạt 30%, chiếm 20% tổng kim ngạch thương mại xuất nhập khẩu của Trung Quốc. Báo cáo về thương mại xuyên biên giới trên toàn cầu lần thứ 2 do PayPal và Công ty Nghiên cứu thị trường Ipsos phối hợp công bố cho thấy, năm ngoái, 19% số người mua sắm trực tuyến trên toàn cầu từng mua hàng trên các website Trung Quốc, Trung Quốc cũng trở thành nước xuất khẩu thương mại điện tử xuyên biên giới được hoan nghênh thứ hai trên thế giới.
Những năm qua, thông qua sự quan tâm và nghiên cứu thị trường thương mại điện tử xuyên biên giới của Trung Quốc, PayPal đã tổng kết ra 3 xu hướng lớn mà thương mại xuyên biên giới của Trung Quốc sẽ phải đối mặt trong tương lai: Một là, phát triển sản phẩm chất lượng cao và thương hiệu của Trung Quốc trở thành sự lựa chọn của ngày càng nhiều thương gia Trung Quốc, và dần dần nhận được sự khẳng định trên thị trường nước ngoài; Hai là, kinh doanh theo chiều dọc và khai thác các mặt hàng mới nổi là con đường đột phá của các công ty thương mại điện tử xuyên biên giới cỡ vừa và nhỏ; Ba là, mặt bằng mạng xã hội trở thành nơi cạnh tranh của các thương gia khi tiêu thụ xuyên biên giới.
Được biết, những năm qua, ngày càng nhiều công ty thương mại điện tử xuyên biên giới cỡ lớn của Trung Quốc bắt đầu xuất khẩu càng nhiều sản phẩm chất lượng cao, xây dựng thương hiệu riêng của mình. Style We là một mặt bằng thương mại điện tử xuyên biên giới tiêu thụ sản phẩm của các nhà thiết kế trên thế giới mới đi vào hoạt động vào tháng 7 năm ngoái, thông qua hợp tác với các nhà thiết kế độc lập hàng đầu trên thế giới, công ty này dốc sức cung cấp các sản phẩm thời trang mẫu mới, chất lượng cao và độc đáo cho người tiêu dùng trên toàn thế giới. Phó Tổng Giám đốc chuyên trách sản phẩm của công ty Triệu Nhuệ nói: "Đối với sản phẩm trang phục của các nhà thiết kế với sản lượng ít, Style We đã tận dụng rất tốt ưu thế về nguồn tài nguyên chuỗi cung ứng của Trung Quốc phản ứng nhanh hơn khu vực Đông Nam Á, và có chi phí rẻ hơn khu vực châu Âu và Mỹ, thoát khỏi tình trạng tiêu thụ trang phục truyền thống chủ yếu phụ thuộc vào tầm ảnh hưởng của thương hiệu, xây dựng lại ngành sản xuất trang phục truyền thống".
Ông Triệu Nhuệ cho biết, công ty hiện đã hợp tác với hơn 400 thương hiệu của nhà thiết kế Trung Quốc và nước ngoài. Tính đến tháng 1 năm nay, mặt bằng này có doanh thu vượt 5 triệu đô-la Mỹ/tháng, và tăng trưởng nhanh chóng và vững chắc. Cách đây không lâu, mặt bằng này vừa nhận được khoản vốn "đầu tư thiên thần" 15 triệu Nhân dân tệ từ Quỹ LeFund thuộc Tập đoàn Lenovo. Kể từ khi đi vào hoạt động từ cuối tháng 3 năm nay, APP Style We đã lọt vào Top 30 trong Bảng xếp hạng các ứng dụng mua sắm trong App Store.
Xét từ chủng loại sản phẩm tiêu thụ, ngoài các mặt hàng trang phục, sản phẩm 3C (máy vi tính, viễn thông và thiết bị điện tử tiêu dùng) truyền thống ra, tỷ lệ của các dịch vụ Internet và công nghệ sáng tạo không ngừng mở rộng, khiến chủng loại sản phẩm thương mại điện tử xuyên biên giới xuất khẩu trở nên phong phú hơn. UFTone là mặt bằng thương mại điện tử xuyên biên giới chuỗi toàn bộ ngành đối với ngành tóc giả. Mặt bằng này tận dụng Internet liên kết các nhà sản xuất và tiêu thụ sản phẩm tóc giả của Trung Quốc với đông đảo nhà mua sắm cỡ vừa và nhỏ cũng như người tiêu dùng ở nước ngoài. Tổng Giám đốc Công ty UFTone Nhâm Lượng cho biết, trên thị trường tóc giả toàn cầu có quy mô đạt hơn 100 tỷ đô-la Mỹ, mục tiêu của Công ty UFTone là chiếm 10% thị phần xuất khẩu.
Công ty MakeBlock ở thành phố Thâm Quyến thành lập vào năm 2013 là một đại diện thương gia xuyên biên giới sử dụng hệ thống thanh toán trực tuyến PayPal, công ty này dốc sức cung cấp giải pháp chế tạo rô-bốt. Phó Tổng Giám đốc Công ty MakeBlock Lý Nhiên cho biết, từ vài người ban đầu, hiện nay công ty đã phát triển đến hơn 300 người, doanh thu năm 2014 lên tới hơn 20 triệu Nhân dân tệ. Hiện nay, Công ty MakeBlock đã thâm nhập vào hơn 140 quốc gia và vùng lãnh thổ, đạt được hợp tác với hơn 20 nghìn trường học và tổ chức giáo dục.
Bên cạnh đó, mạng xã hội như Twitter và Facebook dựa vào đặc tính bẩm sinh "tương tác mạnh", có thể giúp các công ty thương mại điện tử xuyên biên giới thực hiện mục tiêu quảng bá thương hiệu với chi phí thấp, vì vậy, mạng xã hội đã trở thành mặt bằng cạnh tranh của các công ty thương mại xuyên biên giới của Trung Quốc khi khai thác thị trường nước ngoài. Những năm qua, ngoài đầu tư quảng cáo trực tiếp trên các mạng xã hội ra, thương gia Trung Quốc còn áp dụng một số hình thức mới như hợp tác với "ngôi sao" trên các mạng xã hội nước ngoài.
Hoạt động Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Trung Quốc-Việt Nam lần thứ 18 đã diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam 2018/08/15 |
Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam tổ chức Lễ trao học bổng Chính phủ Trung Quốc năm 2018 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |