Chúng ta trước tiên hãy xem những nơi đã tổ chức các kỳ Thế vận hội Ô-lim-pích, tổng cộng 28 kỳ Thế vận hội Ô-lim-pích mùa Hè, kể cả Thế vận hội Ô-lim-pích Ri-ô Đê Gia-nây-rô (không kể ba kỳ phải ngừng tổ chức vì Thế chiến thứ nhất và Thế chiến thứ hai), châu Âu đã tổ chức 16 lần, Bắc Mỹ đã tổ chức 6 lần, châu Á đã tổ chức 3 lần, châu Đại Dương đã tổ chức 2 lần, Nam Mỹ tổ chức một lần, chỉ thiếu châu Phi. Cờ năm vòng tròn Ô-lim-pích, còn thiếu một vòng về ý nghĩa của nơi tổ chức.
Năm 2010, Giải vô địch Bóng đá Thế giới có sức ảnh hưởng tương đương như Thế vận hội Ô-lim-pích đã diễn ra tại Nam Phi. Từ đó, Giải vô địch Bóng đá Thế giới đã kết thúc lịch sử chưa bao giờ đến với lục địa châu Phi. Thế nhưng, trong lịch sử Thế vận hội Ô-lim-pích, ngoài châu Nam Cực không có người cư ngụ ra, châu Phi đã trở thành lục địa duy nhất chưa tổ chức qua Thế vận hội Ô-lim-pích hiện nay.
Ủy ban Ô-lim-pích Quốc tế quyết định nơi tổ chức một kỳ Thế vận hội tự nhiên có tiêu chuẩn của mình: An ninh, sân/nhà thi đấu, tiền vốn, ủng hộ của Chính phủ, v.v, không phải là it. Trong đó điều kiện cơ bản nhất là an ninh, bởi vì Ủy ban Ô-lim-pích Quốc tế quyết không thể lấy tính mệnh của vận động viên làm trò đùa. Thế nhưng, nhiều nước châu Phi bởi vì chiến tranh loạn lạc, xung đột, tình hình trong nước bấp bênh, điểm này rất khó đáp ứng yêu cầu của Ủy ban Ô-lim-pích Quốc tế. Lấy Đoàn Thể thao người tị nạn lần đầu tiên xuất hiện tại Thế vận hội Ô-lim-pich Ri-ô Đê Gia-nây-rô lần này làm ví dụ, trong 10 vận động viên, ngoài hai người đến từ Xy-ri châu Á ra, tám người còn lại đều đến từ châu Phi. Đương nhiên, đây chỉ là một hình ảnh thu nhỏ. Nếu nhìn rộng ra, người tị nạn là vấn đề lớn gây khó khăn cho châu Phi. Cao ủy Liên Hợp Quốc về người tị nạn ra Báo cáo nêu rõ, năm 2015, số người buộc phải rởi bỏ quê nhà vì cuộc chiến, khủng bố hoặc xung đột vũ trang trên toàn cầu đã tăng đột biến, đạt 65,3 triệu người, trong đó có 21,3 triệu người tị nạn, người tị nạn châu Phi chiếm tỉ lệ khá lớn trong đó.
Còn một vấn đề nữa tức là tiền. Lấy ví dụ, năm 2014 khi tổ chức Giải vô địch Bóng đá thế giới, tổng số GDP của Bra-xin nền kinh tế lớn nhất Mỹ La-tinh là 2.350 tỉ USD. Trong khi đó tổng số GDP năm 2014 của Nam Phi chỉ là 349,8 tỉ USD, tuy ít hơn rất nhiều so với Bra-xin, nhưng xét đến cùng đã là nước giàu nhất của châu Phi. Đồng thời, dự toán ngân sách ban đầu của Giải vô địch Bóng đá thế giới năm 2010 tại Nam Phi là 400 triệu USD, nhưng chi tiêu cuối cùng đã đạt tới 4,3 tỉ USD. Nếu không có thực lực kinh tế hùng hậu, quả thực rất khó tổ chức nổi một sự kiện thể thao to lớn như Thế vận hội Ô-lim-pích. Đây có thể là trở ngại lớn nhất xin đăng cai Thế vận hội Ô-lim-pích của các nước châu Phi.
Ngoài ra, một nước liệu có thể tổ chức thành công một kỳ Thế vận hội Ô-lim-pích hay không, sự ủng hộ của Chính phủ cũng là điều hết sức quan trọng. Trước Thế vận hội Ô-lim-pích Ri-ô Đê Gia-nây-rô, Tổng thống Bra-xin Rút-xép đã bị luận tội, và bị cưỡng chế đình chỉ chức vụ, cũng may là tình hình chính trị trong thời gian cầm quyền của Quyền Tổng thống Tê-mê còn ổn định, chưa ảnh hưởng tới việc Thế vận hội Ô-lim-pích diễn ra đúng thời gian dự định. Một số nước châu Phi tình hình chính trị không ổn định vì thường xuyên xảy ra chiến tranh loạn lạc, quả thực là một vấn đề hiện thực.
Như vậy xem ra dường như châu Phi rất khó tó thể tổ chức Thế vận hội Ô-lim-pích. Nhưng điều gì cũng có hai mặt của nó. Xét từ góc độ mở rộng Thế vận hội Ô-lim-pích, Thế vận hội Ô-lim-pích cũng cần có "lục địa mới" châu Phi, mang lại kích thích mới, thúc đẩy sự phát triển mới của Phong trào Ô-lim-pích tại châu Phi. Xét từ góc độ cấu thành thành viên Ủy ban Ô-lim-pích Quốc tế, trong hơn 200 thành viên có hơn 50 thành viên đến từ châu Phi, chiếm tỉ lệ lớn nhất trong các lục địa.
Xét từ nguyện vọng của các nước châu Phi, Khép-tau của Nam Phi từng xin đăng cai Thế vận hội Ô-lim-pích năm 2004. Đơ-ban của Nam Phi từng có ý định xin đăng cai Thế vận hội Ô-lim-pích năm 2020, nhưng cuối cùng đã bỏ cuộc vì cân nhắc thúc đẩy kinh tế, bảo vệ dân sinh. Song không thể coi nhẹ nguyện vọng của hai lần xin đăng cai này. Ngoài ra, năm 2012 Kê-ni-a từng bày tỏ sẽ xin đăng cai Thế vận hội Ô-lim-pích năm 2024, phấn đấu trở thành nước châu Phi đầu tiên tổ chức Thế vận hội Ô-lim-pích. Thủ đô Nai-rô-bi của Kê-ni-a có thể trở thành thành phố xin đăng cai. Thế nhưng trước thời gian quy định của Ủy ban Ô-lim-pích Quốc tế, các thành phố Pa-ri, Bu-đa-pét, Rô-ma và Lốt An-giơ-lét đã nộp Báo cáo xin đăng cai đợt đầu, Na-rô-bi đã chưa tham dự vào trong đó.
Xét từ góc độ của Ủy ban Ô-lim-pích Quốc tế, họ cũng muốn mở rộng biên cương của Thế vận hội Ô-lim-pích ra đến châu Phi. Ngay từ năm 2010, Chủ tịch Ủy ban Ô-lim-pích Quốc tế lúc đó Rốt-giơ đã từng nói, Ủy ban Ô-lim-pích Quốc tế sẽ "ưu tiên xem xét" ủng hộ các nước châu Phi tổ chức Thế vận hội Ô-lim-pích trong tình hình điều kiện các mặt như nhau.
Do đó cho thấy, "bên A" và "bên B" đều có nguyện vọng mạnh mẽ, Thế vận hội Ô-lim-pích diễn ra tại châu Phi chỉ là việc sớm hay muộn, tiền đề là điều kiện các mặt đều chín muồi.
Hoạt động Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Trung Quốc-Việt Nam lần thứ 18 đã diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam 2018/08/15 |
Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam tổ chức Lễ trao học bổng Chính phủ Trung Quốc năm 2018 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |