Từ đầu năm đến nay, nhu cầu toàn cầu ảm đạm đã khiến xuất khẩu các nền kinh tế ở châu Á, đặc biệt là các nền kinh tế mở giảm xuống. Đồng thời, giá các mặt hàng có khối lượng giao dịch lớn "sụt giảm" đã kiềm chế sự tăng trưởng của một số nền kinh tế châu Á lấy xuất khẩu tài nguyên thiên nhiên làm chính.
Cuối tháng 3, Ngân hàng Phát triển châu Á ra báo cáo "Triển vọng phát triển châu Á năm 2016" dự báo, năm nay và sang năm các nền kinh tế đang phát triển ở châu Á sẽ thực hiện mức tăng trưởng 5,7%, thấp hơn mức tăng trưởng năm 2015 là 5,9%. Tuy nhiên, mức tăng trưởng này vẫn ở mức khá cao trong phạm vi toàn cầu. Chuyên gia kinh tế trưởng của Ngân hàng Phát triển châu Á Ngụy Thượng Tiến nhấn mạnh, tỷ lệ đóng góp của các nền kinh tế đang phát triển ở châu Á cho tăng trưởng kinh tế toàn cầu vẫn là trên 60%.
Khu vực Nam Á do Ấn Độ đứng đầu vẫn có đà tăng trưởng mạnh. Theo số liệu của Cục Thống kê Trung ương Ấn Độ, quý 1 năm nay, kinh tế Ấn Độ tăng trưởng 7,9% so với cùng kỳ năm ngoái, vượt mức dự báo trước đó của các nhà kinh tế học là 7,5%. Ngân hàng Phát triển châu Á dự báo, năm 2016, kinh tế khu vực Nam Á sẽ tăng trưởng 6,9%, thấp hơn một chút so với 7% năm 2015.
Các nền kinh tế Đông Nam Á gồm Phi-li-pin, Việt Nam, Ma-lai-xi-a, In-đô-nê-xi-a, v.v. tuy xuất khẩu giảm, nhưng kinh tế nhìn chung vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng khá nhanh. Ngân hàng Phát triển châu Á dự báo, tốc độ tăng trưởng kinh tế năm nay và sang năm của khu vực Đông Nam Á lần lượt là 4,5% và 4,8%, có phần tăng so với 4,4% năm ngoái.
Trong khi đó, tốc độ tăng trưởng của các nền kinh tế phát triển ở châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, v.v. khiến người ta lo ngại. Quý 1 năm nay, GDP thực tế của Nhật chỉ tăng 0,5% so với quý 4 năm ngoái, nếu tính theo năm thì tốc độ tăng trưởng là 1,9%. Quý 1 năm nay kinh tế Hàn Quốc cũng chỉ tăng 0,5% so với quý 4 năm ngoái. Năm ngoái, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Xin-ga-po lập mức thấp nhất trong 5 năm qua, quý 1 năm nay, GDP Xin-ga-po có tốc độ tăng trưởng ngang bằng tốc độ tăng trưởng quý 4 năm ngoái, và tăng 1,8% so với cùng kỳ năm ngoái.
Phó Giáo sư Khoa Chính sách chiến lược Học viện Thương mại trường Đại học Quốc gia Xin-ga-po Phó Cường cho rằng, trong các nền kinh tế ở châu Á, Nhật có vấn đề đặc biệt nghiêm trọng. Ông chỉ rõ, công cụ quan trọng nhất giúp Nhật thực hiện tăng trưởng trước kia là phá giá đồng tiền, nhưng do các nhân tố như Anh quyết định rời khỏi Liên minh châu Âu dẫn đến tính không xác định của kinh tế toàn cầu gia tăng, đồng Yên Nhật được coi là tài sản chống rủi ro, được các nhà đầu săn đón, và đứng trước sức ép tăng giá liên tục, điều này có nghĩa là động lực phục hồi kinh tế của Nhật có thể sẽ bị cạn kiệt trong thời gian tới. Là chính sách ứng phó, bất kể về chính sách tài chính hay chính sách tiền tệ, không gian mở rộng của "Thuyết kinh tế A-bê-nô-mích" trong tương lai là rất có hạn.
Về Hàn Quốc, ông Phó Cường cho biết, chịu sự ảnh hưởng của nhu cầu nước ngoài giảm thiểu, kinh tế Hàn Quốc có nhu cầu trong nước ảm đạm luôn đối mặt với cục diện tương đối khó khăn trong 3 năm qua. Nhưng, đồng Yên Nhật tăng giá đã làm dịu sức ép về kinh tế và thương mại cho Hàn Quốc. Ngoài ra, cùng với việc Hàn Quốc đẩy mạnh cải cách mang tính kết cấu trong nước, rủi ro cục bộ được giải phóng. Vì vậy, tuy kinh tế Hàn Quốc vẫn có đà xuống dốc, nhưng tính ổn định nhìn chung vẫn đáng tin cậy.
Kinh tế Trung Quốc tiếp tục trở thành động lực quan trọng lôi kéo kinh tế châu Á nói riêng và kinh tế thế giới nói chung. Quý 1 năm nay, GDP của Trung Quốc tăng 6,7% so với cùng kỳ năm ngoái, kết cấu kinh tế tiếp tục được ưu hóa, kết cấu ngành nghề tiếp tục được nâng cấp và chuyển đổi mô hình. Ngân hàng Phát triển châu Á dự báo, năm 2016, kinh tế Trung Quốc sẽ tăng trưởng 6,5%, vẫn nằm trong phạm vi mục tiêu tăng trưởng kinh tế do Chính phủ Trung Quốc xác định.
Về triển vọng kinh tế châu Á trong tương lai, trang mạng Ngân hàng Phát triển châu Á cách đây không lâu từng đăng bài viết mang tựa đề "Triển vọng tăng trưởng kinh tế của châu Á không bi quan", bài viết cho biết, tuy tốc độ tăng trưởng chậm lại, nhưng tăng trưởng của châu Á vẫn mạnh mẽ, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt 6,5%/năm trong 5 năm qua, vẫn là khu vực tăng trưởng nhanh nhất trên thế giới. Bài viết cho rằng, châu Á có thể và sẽ tiếp tục đứng đầu về mức tăng trưởng trên toàn cầu thông qua triển khai cải cách mang tính kết cấu một cách hiệu quả.
Hoạt động Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Trung Quốc-Việt Nam lần thứ 18 đã diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam 2018/08/15 |
Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam tổ chức Lễ trao học bổng Chính phủ Trung Quốc năm 2018 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |