Mới đây, phương tiện truyền thông Nhật đưa tin, vốn đầu tư của các doanh nghiệp Nhật Bản vào các nước ASEAN đã 3 năm liền vượt vốn đầu tư vào Trung Quốc. Số liệu này không làm mọi người bất ngờ, vì 3 năm trước, tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các nước ASEAN đã vượt vốn đầu tư vào Trung Quốc.
Biểu hiện trực quan hơn các con số là, đầu năm nay, Công ty giầy dép Hưng Ngang thành phố Đông Quản từng gia công cho Adidas và Prada đã tuyên bố ngừng sản xuất và chuyển năng lực sản xuất sang các nước Đông Nam Á. Năm nay, Samsung Hàn Quốc cũng tuyên bố ký hợp đồng sản xuất 200 triệu chiếc điện thoại di động thông minh với công ty Việt Nam.
Nguyên nhân ngành chế tạo Trung Quốc dịch chuyển sang các nước Đông Nam Á không khó giải thích. "Sách xanh về phát triển ngành điện tử-tin học năm 2016" do Hiệp hội ngành điện tử-tin học Trung Quốc công bố cho biết, chi phí lao động Trung Quốc hiện cao hơn rõ rệt so với các nước đang phát triển ở khu vực Đông Nam Á. Năm 2015, lương của công nhân Trung Quốc là 325,6 đô-la Mỹ/tháng, trong khi đó, lương của công nhân Việt Nam chỉ là 149,9 đô-la Mỹ/tháng. Ngoài ra, chi phí huy động vốn và giá thành phân phối lưu thông, điện, dầu, v.v. leo thang cũng là điều không thể coi nhẹ.
Ngày 2/6, Diễn đàn cấp cao về hợp tác năng lực sản xuất Trung Quốc – ASEAN năm 2016 do Hội đồng Kinh tế-Xã hội Trung Quốc, Chính hiệp Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây tổ chức đã diễn ra tại Nam Ninh, Quảng Tây. Khi trả lời phóng viên Hãng tin Trung Quốc trong thời gian diễn ra Diễn đàn, Giám đốc điều hành Học viện Chính trị và Quản lý công trường Đại học Công nghiệp Chiết Giang Trần Diễn Thái nói: "Giữa Trung Quốc và ASEAN quả thực tồn tại quan hệ cạnh tranh về năng lực sản xuất trong một số lĩnh vực như chế tạo máy móc truyền thống, dệt may, v.v.".
Ngoài cạnh tranh trực tiếp trên thị trường quốc tế ra, cạnh tranh giữa "Trung Quốc chế tạo" và "ASEAN chế tạo" cũng có thể vươn tới lĩnh vực hợp tác năng lực sản xuất.
Nhân sĩ trong ngành cho biết, một số quốc gia ASEAN đã không chỉ dừng lại ở việc du nhập năng lực sản xuất từ Trung Quốc, mà nghiêng về du nhập nhân tài và kỹ thuật từ Trung Quốc, biến hợp tác năng lực sản xuất thành "công cụ hiệu quả" nâng cấp "ASEAN chế tạo".
Nhưng, đối với Trung Quốc, trong bối cảnh tỷ lệ vốn đầu tư nước ngoài vào ngành chế tạo giảm liên tục, doanh nghiệp chế tạo dịch chuyển sang nước khác, việc khuyến khích doanh nghiệp thành lập nhà máy ở nước ngoài có thể làm gia tăng rủi ro "rỗng ruột" của một số ngành công nghiệp, đồng thời sẽ chiếm lĩnh thị phần "Trung Quốc chế tạo" dựa vào ưu thế về giá thành.
Ngành công nghiệp bị "rỗng ruột" có thể dẫn đến tỷ lệ thất nghiệp gia tăng và tốc độ tăng trưởng kinh tế giảm, vì ngành chế tạo vẫn là động lực chính lôi kéo kinh tế Trung Quốc phát triển trong bối cảnh chưa hoàn thành chuyển đổi kết cấu kinh tế.
Muốn giải quyết vấn đề này, thúc đẩy nâng cấp "2 mặt" đã trở thành con đường tất yếu.
Một là, thúc đẩy chuyển đổi mô hình và nâng cấp "Trung Quốc chế tạo". Theo thiết kế thượng tầng của Chính phủ Trung Quốc, thúc đẩy tương tác tốt đẹp giữa hợp tác quốc tế với chuyển đổi mô hình và nâng cấp ngành nghề trong nước, được xác định là một trong những phương châm về hợp tác quốc tế năng lực sản xuất. Ông Trần Diễn Thái cho biết, dưới cơ chế điều phối bằng thị trường, chính quyền địa phương sẽ nghiêng về bảo lưu ngành cao cấp, khuyến khích những ngành công nghiệp truyền thống có năng lực sản xuất dư thừa dịch chuyển sang nơi khác, như vậy sẽ khiến các ngành nghề trong khu vực buộc phải nâng cấp.
Trong chiến lược "Trung Quốc chế tạo năm 2025", Chính phủ Trung Quốc đề xuất rõ ràng, cần phải thúc đẩy ngành chế tạo truyền thống chuyển đổi mô hình và nâng cấp, và thực hiện phát triển vượt bậc, đạt trình độ cao trong quá trình ứng phó với cuộc cách mạng công nghệ mới. Đây là biện pháp then chốt để tránh xuất hiện ngành nghề bị "rỗng ruột" trong hợp tác năng lực sản xuất.
Hai là, thúc đẩy nâng cấp cơ chế hợp tác Trung Quốc – ASEAN. Ông Trần Diễn Thái cho rằng, thay đổi kết cấu thương mại hàng hóa đơn giản và mang tính bổ sung giữa Trung Quốc và ASEAN, thúc đẩy phân công trong ngành nghề, thậm chí là phân công sản phẩm chi tiết hơn, sẽ có lợi cho tránh xảy ra cạnh tranh ác tính.
Đa số chuyên gia Trung Quốc vẫn cho rằng, lợi ích hợp tác giữa Trung Quốc và ASEAN lớn hơn nhiều cạnh tranh. Nguyên Giám đốc Viện Đào tạo sau đại học thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Trung Quốc Lưu Nghênh Thu cho biết, Trung Quốc đối mặt với những vấn đề như chi phí tài nguyên sản xuất và lao động gia tăng, trong khi đó, các nước ASEAN cũng tồn tại những khiếm khuyết như thị trường hẹp, việc làm không đủ, cơ sở hạ tầng yếu kém, v.v., việc tăng cường bổ sung và hợp tác với nhau, gạt bỏ quan niệm cuộc chơi có tổng bằng không, là phù hợp với lợi ích của hai bên.
Ông Lưu Nghênh Thu cho rằng: "Thúc đẩy tương tác giữa Trung Quốc và các nước ASEAN về mặt yếu tố sản xuất và năng lực sản xuất, không những có thể "đánh thức" tài nguyên kinh tế còn 'ngủ say' của địa phương, khai thác các thị trường, mà còn có lợi cho thực hiện hỗ trợ lẫn nhau và cùng có lợi giữa Trung Quốc và các nước ASEAN với tốc độ nhanh hơn, chi phí thấp hơn và chất lượng cao hơn, đây chính là ý nghĩa của hợp tác về mặt năng lực sản xuất".
Hoạt động Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Trung Quốc-Việt Nam lần thứ 18 đã diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam 2018/08/15 |
Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam tổ chức Lễ trao học bổng Chính phủ Trung Quốc năm 2018 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |