Ông Takeshi Okada, cựu Huấn luyện viên trưởng đội tuyển bóng đá Nhật, hiện là Phó Chủ tịch Liên đoàn Bóng đá Nhật khá có duyên số với bóng đá Trung Quốc. Mặc dù sau khi dẫn đội bóng đá Hàng Châu (Hangzhou Greentown FC) thi đấu tại Giải Ngoại hạng Trung Quốc hai mùa bóng đã từ chức Huấn luyện viên trưởng vì nguyên nhân cá nhân, nhưng ông Takeshi Okada vẫn rất năng động trong làng bóng đá Trung Quốc với tư cách Cố vấn đào tạo bóng đá trẻ của đội bóng đá Hàng Châu.
Ông Takeshi Okada cho biết, sau khi nhận lời làm Huấn luyện viên trưởng đội bóng đá Hàng Châu ông rất nhanh phát hiện việc phổ cập bóng đá tại Trung Quốc có vấn đề rất lớn. "Mặc dù đội bóng đá Hàng Châu có điều kiện phần cứng và phần mềm rất tốt, nhưng tôi không thấy có bóng dáng trẻ em đá bóng ngoài đường phố, khi tôi chuẩn bị tổ chức trận thi đấu tập luyện cho đội trẻ Hàng Châu, tôi phát hiện lại không tìm được đội bóng có thể thi đấu."
"Chúng ta luôn chủ trương muốn khiến đội tuyển quốc gia lớn mạnh hơn, cần coi trọng việc đào tạo cầu thủ trẻ và đào tạo huấn luyện viên." Ông Takeshi Okada nói, trước đây bóng đá Nhật là mô hình "tam vị nhất thể" là đội tuyển quốc gia, đào tạo huấn luyện viên và đào đạo cầu thủ trẻ, mãi cho đến sau World Cup Hàn-Nhật năm 2002 họ mới ý thức được việc phổ cập thông qua bóng đá nghiệp dư cũng là yếu tố rất quan trọng. "Sau World Cup, mọi người đã thấy trẻ em, thậm chí có cả người lớn đá bóng ngoài đường phố, có rất nhiều người đá bóng nghiệp dư, bóng đá nhí, bóng đá nữ, bóng đá người trung niên và cao tuổi, thậm chí bóng đá người khuyết tật, thông qua thúc đẩy ở bình diện nghiệp dư, việc phổ cập bóng đá đã được củng cố và phát triển tại Nhật."
Hiện nay ở Nhật đã đăng ký có hơn 70.000 huấn luyện viên, trong đó chỉ có 424 huấn luyện viên đội chuyên nghiệp, còn lại phần lớn là huấn luyện viên làm công tác phổ cập bóng đá. "Tại Nhật có 42.000 huấn luyện viên bằng D làm công tác phổ cập bóng đá, theo tỉ lệ dân số giữa Trung Quốc và Nhật, số huấn luyện viên bằng D đăng ký của Trung Quốc phải nhiều gấp 10 lần của Nhật, tức là trên 400.000 người." Ông Takeshi Okada nói.
Ông Clausen, giảng viên cao cấp của Liên đoàn Bóng đá Đức, cựu huấn luyện viên đội tuyển bóng đá trẻ Trung Quốc cho biết, phổ cập bóng đá trong thanh thiếu niên, giáo dục cần phải là vấn đề được ưu tiên quan tâm. "Trường đào tạo cầu thủ trẻ là rất then chốt, ở trường này thường có giáo viên toàn thời gian, sẽ có 3-4 tiếng đồng hồ tập luyện, đồng thời còn phải lên lớp học văn hóa, điều chúng ta cần suy nghĩ là chúng ta cần phải làm như thế nào? Chúng ta phải dự đoán em đó có thể bị thương, em đó có thể bị chấn thương ở tuổi 15-16 không sao tiếp tục theo nghiệp đá bóng, như vậy em đó ngoài bóng đá còn có thể làm được những gì? Do đó không thể chỉ tập đá bóng, mà còn phải tổ chức các em học văn hóa, đây cũng là vấn đề cần phải trả lời trong quá trình đào tạo bóng đá trẻ ở Trung Quốc."
Ông Martin Miller điều phối việc tập luyện của các đội bóng có độ tuổi từ 7-15 tuổi của Câu lạc bộ Cenltics Xcốt-len, ngoài các kỹ thuật bóng đá như dừng bóng, đi bóng, chuyền bóng, sút bóng ra, ông cho biết mình chú trọng hơn về việc đào tạo sức mạnh ý chí của cầu thủ. "Nếu chúng ta muốn đào tạo cầu thủ giỏi, có hai điểm rất quan trọng, trước hết là văn hóa, kế đó là trạng thái tâm lý. Chúng ta đá bóng với nhau, cần hợp tác, tin cậy và tôn trọng lẫn nhau. Tại Xcốt-len, rất nhiều em nếu phạm sai lầm thì các em rất hối hận, thực ra ở các nơi khác trên thế giới các em đều như vậy cả. Nhưng ở Câu lạc bộ chúng tôi, chúng tôi mong các em có thể biết tự tha thứ, chúng tôi yêu cầu các cầu thủ có thể tự huấn luyện mình."
Ông Tom Beyer, Tổng Cố vấn kỹ thuật Văn phòng Bóng đá nhà trường thanh thiếu niên Trung Quốc, chuyên gia đào tạo bóng đá trẻ người Mỹ gốc Nhật cho biết: "Kỹ thuật bóng đá chưa bao giờ do huấn luyện viên dạy cả, mà do tình cảm giữa bóng đá với các em." Ông đã lấy kinh nghiệm cá nhân đứa con của mình, trình bày vai trò không thể thay thế của gia đình trong quá trình đào tạo bóng đá trẻ. "Tôi cảm thấy Liên đoàn Bóng đá của nhiều nước (và vùng lãnh thổ) đã làm rất tốt về mặt đào tạo huấn luyện víên, nhưng lại chưa hề có đào tạo về phụ huynh, bởi vì thông thường đào tạo bóng đá trẻ có thể bức xạ của Liên đoàn Bóng đá là bắt đầu từ 6 tuổi."
Được biết, Diễn đàn Quốc tế phát triển bóng đá trẻ Trung Quốc lần này do Hiệp hội Thể thao và Giải trí Hàng Châu cùng Công ty TNHH Văn hóa và Sáng tạo Song Thành Chiết Giang đồng tổ chức, nhằm tìm tòi mô hình đào tạo bóng đá trẻ phù hợp tình hình trong nước Trung Quốc, tìm tòi con đường thúc đẩy lẫn nhau và hội nhập giữa bóng đá chuyên nghiệp, bóng đá nhà trường và bóng đá xã hội.
Hoạt động Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Trung Quốc-Việt Nam lần thứ 18 đã diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam 2018/08/15 |
Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam tổ chức Lễ trao học bổng Chính phủ Trung Quốc năm 2018 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |