Ông Tường cho biết, chúng tôi là "quản gia" của thôn, gặp phải chuyện lớn chuyện nhỏ, bà con đều có thói quen trước hết tìm chúng tôi để giải quyết.
Trong tái thiết sau thiên tai, dưới sự chỉ đạo của Đảng ủy và chính quyền khu vực bị thiên tai, quần chúng tự phát động thành lập "Ủy ban tự xây dựng", giải quyết nhiều vấn đề và mâu thuẫn trong xây dựng lại nhà cửa của nông dân. Theo đà hoàn thành tái thiết khu vực bị thiên tai, 232 ngôi làng mới đã lần lượt hoàn thành xây dựng, nhiều nông dân đã từ biệt hình thức sinh sống cư trú phân tán. Làm thế nào tăng cường quản lý và phục vụ những khu dân cư mới? "Ủy ban tự xây dựng" đã chuyển thành "Ban tự quản", cơ chế hiệu quả lâu dài về quản trị xã hội thôn mới đã từng bước xác lập.
Ông Tấn Chiếu Tường cho biết, "Ban tự quản" thôn mới Kiều Ái có 11 thành viên, toàn bộ do nông dân trong thôn bỏ phiếu bầu ra, thực hiện "chia khu vực phụ trách" đối với 180 hộ nông dân, mỗi thành viên phụ trách quản lý vệ sinh môi trường,vướng mắc giữa hàng xóm, trị an, phòng cháy, v.v. trong từng vùng, gặp phải vấn đề nan giải không thể giải quyết được phải báo cáo ngay với "hai ban" của thôn, hàng ngày đều rất bận rộn.
"Ban tự quản" lên kế hoạch làm việc riêng, khó khăn của người dân, thời gian giải quyết, ai phụ trách giải quyết, ... rành mạch rõ ràng, sau khi hoàn thành mỗi công việc còn để cho người dân ký tên xác nhận. Ông Tường luôn mang theo cuốn sổ tay, trong sổ ghi chép dày đặc ý kiến của người dân. Ông Tường cho biết, khi đến nhà người dân trong thôn, tiện lấy ra ghi chép.
Hàng ngày công việc nhiều mà lại vụn vặt, ông Tấn Chiếu Tường 71 tuổi, nét mặt hồng hào, khỏe mạnh cho biết, thay đổi lớn lắm, trước đây trong thôn gà vịt nuôi bừa bãi, chỗ nào cũng có phân. Hiện nay nhà nào nhà nấy đều rất sạch sẽ, còn thi đua nhà nào sạch sẽ ngăn nắp nhất. Sự chuyển biến tư tưởng của người dân, sự hài hòa tươi đẹp của thôn xóm không tách rời những đóng góp của "ban tự quản".
Để cho người dân dọn vào thôn mới có nếp sống và tập quán tốt, ông Tường đã đúc kết ra một phương pháp bản địa gần gũi khả thi. Ông Tường cho biết, bình thường không bận thì đến nhà dân ngồi chơi, truyền đạt quan niệm mới cho họ trong lúc trò chuyện. Nếu xảy ra tranh chấp hàng xóm, có thể tìm dân làng có quan hệ tốt với họ đứng ra hòa giải, dần dần, mọi người trở nên hòa hợp.
Không những quản lý tốt, mà còn cần phát triển tốt thôn xóm mới. "Ban tự quản" còn có vai trò dẫn đầu trong phát triển ngành nghề. Dưới sự tổ chức của "Ban tự quản", thôn mới Kiều Ái đã triển khai các lớp dạy nghề đầu bếp, thợ may, thợ hàn, ..., để cho nhiều người dân có thể kiếm tiền ngay ở địa phương, không cần phải đi xa làm công nữa.
"Thôn mới Nhân dân do nhân dân xây dựng, làng mới nhân dân do nhân dân quản", "Ban tự quản" đã tìm ra con đường mới tái thiết sau thiên tai sát với thực tế, quần chúng được hưởng lợi nhiều nhất. Từ "chính quyền bao hết" đến "quần chúng tự quản", sức ngưng kết của cơ sở được nâng cao tối đa, chính quyền và quần chúng cũng ngày càng gần gũi hơn.
Hoạt động Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Trung Quốc-Việt Nam lần thứ 18 đã diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam 2018/08/15 |
Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam tổ chức Lễ trao học bổng Chính phủ Trung Quốc năm 2018 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |