Báo cáo "Điều tra chi phí sinh hoạt toàn cầu năm 2016" do The Economist Intelligence Unit công bố cho thấy, so với các thành phố ở các nước châu Á khác, các thành phố Trung Quốc thường có chi phí sinh hoạt cao hơn. Trong đó, Thượng Hải xếp vị trí thứ 11 trong bảng xếp hạng toàn cầu, đứng đầu trong các thành phố Trung Quốc đại lục, chi phí sinh hoạt ở Thượng Hải đắt đỏ như Tô-ky-ô, Nhật. Trong 20 năm qua, Tô-ky-ô từng nhiều lần là "thành phố có chi phí sinh hoạt đắt đỏ nhất thế giới". Thâm Quyến, Đại Liên, Bắc Kinh, Thành Đô, Tô Châu, Quảng Châu, Thiên Tân đều được trong T60 của bảng xếp hạng chi phí sinh hoạt các thành phố toàn cầu.
Mặc dù năm 2015 đồng Nhân dân tệ bị mất giá, nhưng ngôi thứ của các thành phố Trung Quốc đại lục về chi phí sinh hoạt đã tăng vọt so với năm 2014. Thâm Quyến đã tăng 12 bậc, Thượng Hải, Thiên Tân và Quảng Châu tăng 13 bậc, Tô Châu, Bắc Kinh và Đại Liên có mức tăng lớn hơn, lần lượt tăng 14 bậc, 15 bậc và 18 bậc.
Được biết, khi tính toán chi phí sinh hoạt của các thành phố, báo cáo điều tra này đã tính giá cả của hơn 400 mặt hàng thuộc 160 loại, bao gồm đồ ăn, thức uống, quần áo, đồ dùng gia đình, sản phẩm chăm sóc cá nhân, tiền thuê nhà, giao thông, nước, điện, gas, trường dân lập và các dịch vụ giải trí khác, trong đó không bao gồm giá nhà.
Ở các thành phố loại một, nhóm người chịu sự tác động lớn nhất bởi chi phí sinh hoạt leo thang là nhóm người ngoại tỉnh. Đối với những người ngoại tỉnh chưa xem xét đến vấn đề mua nhà, việc đau đầu nhất là tiền thuê nhà đắt đỏ.
"Hàng tháng, chỉ riêng tiền thuê nhà đã chiếm gần 35% tiền lương". Anh họ Trần thế hệ 9X đang làm ở một công ty công nghệ thông tin tại Thâm Quyến cho biết, trong chi phí sinh hoạt hàng tháng của anh, tiền thuê nhà đã chiếm non nửa, tuy vậy, nhà mà anh thuê lại thuộc loại "hầu như không nhìn thấy ánh nắng mặt trời". Anh Trần cho biết, từng thử thuê nhà ở ngoại ô Thâm Quyến cách công ty khá xa, tiền thuê nhà rẻ gần một nửa so với tiền thuê nhà hiện nay, nhưng đi làm phải mất gần 2 tiếng đồng hồ.
Những người có hoàn cảnh giống như anh Trần không phải là ít. Trong số 6 người ngoại tỉnh sinh sống ở thành phố loại một được phóng viên Hãng tin Trung Quốc hỏi, có người tiền thuê nhà "ngốn" khoảng 40% tiền lương, cộng thêm các chi phí như ăn uống, giao thông, viễn thông, v.v., dường như trở thành "nhóm người hàng tháng kiếm bao nhiêu tiêu hết bấy nhiều".
Một báo cáo điều tra do Trung tâm nghiên cứu bất động sản của Công ty 58 city công bố vào năm ngoái cho thấy, nhiều sinh viên vừa tốt nghiệp phải gánh khoản tiền thuê nhà chiếm hơn 1/3 tiền lương, ở các thành phố loại một, tỷ lệ này thường lên tới hơn 50%.
Điều đáng chú ý là, những năm qua, tốc độ đông người đổ về các thành phố loại một có chi phí sinh hoạt leo thang đang chậm lại với mức lớn. Số liệu của Sở Thống kê Bắc Kinh cho thấy, năm 2015, dân số ngoại tỉnh thường trú ở Bắc Kinh chỉ tăng 0,5%, đây là lần đầu tiên con số này thấp hơn tốc độ tăng trưởng dân số thường trú. Trong khi đó, số liệu do Thượng Hải công bố trước đây cho thấy, năm ngoái có gần 150 nghìn người ngoại tỉnh rời khỏi Thượng Hải. Đây là lần đầu tiên tổng số người ngoại tỉnh thường trú ở Thượng Hải giảm xuống trong hơn 30 năm kể từ khi thực thi cải cách mở cửa.
Chuyên gia cho rằng, số người ngoại tỉnh sinh sống ở các thành phố loại một giảm xuống liên quan tới các nhân tố như kiểm soát dân số, biến đổi về kết cấu ngành nghề ở những thành phố này, còn việc chi phí sinh hoạt leo thang cũng đã có sự ảnh hưởng nhất định tới hiện tượng này.
Trong khi đó, các thành phố loại 2 và loại 3 cũng như các thị trấn vừa và nhỏ có môi trường việc làm và lập nghiệp ngày càng tốt, khiến ngày càng nhiều người ngoại tỉnh yên tâm rời khỏi thành phố loại một. Theo số liệu thống kê của Bộ Nông nghiệp tháng 1 năm nay, dưới sự hỗ trợ của chính sách về quê lập nghiệp của các địa phương, chỉ riêng nông dân về quê lập nghiệp đã thành lập 237 nghìn doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ, 455 nghìn doanh nghiệp chế biến nông sản phẩm, 1,8 triệu chủ thể kinh doanh nông nghiệp nghỉ dưỡng.
Tuy nhiên, vẫn có nhiều người trẻ giống anh Trần sẵn sàng phấn đấu ở các thành phố loại một, vì họ cho rằng ở các thành phố này có "ngành nghề chín muồi, cơ hội nhiều hơn, đãi ngộ tốt hơn". Anh Trần nói, tuy chi phí sinh hoạt ở đây rất cao, nhưng anh vẫn cho rằng có hy vọng phấn đấu thành công ở đây.
Hoạt động Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Trung Quốc-Việt Nam lần thứ 18 đã diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam 2018/08/15 |
Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam tổ chức Lễ trao học bổng Chính phủ Trung Quốc năm 2018 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |