Anh Vương Nhữ Hoa đâu biết, cách làm này của chính quyền huyện đã triển khai bốn năm rồi, riêng năm nay đã tiến hành ba lần rồi.
"Mời mọi người đến đây, là muốn nghe kinh nghiệm và khó khăn trong lập nghiệp của mọi người, bàn bạc biện pháp thúc đẩy nông dân lập nghiệp và tạo việc làm". Sau lời mở màn của Phó Chủ tịch huyện Hướng Nguyệt Quý, lãnh đạo của 11 phòng và ban như Phòng Nguồn nhân lực và An sinh xã hội, Ban xóa đói giảm nghèo, Phòng Giáo dục và Khoa học, Phòng Dân chính,... đã giới thiệu cụ thể về chính sách nâng đỡ của chính quyền đối với nông dân làm công về quê lập nghiệp.
Người phụ trách Ban xóa đói giảm nghèo cho biết, trở về quê hương lập nghiệp, chính quyền có hỗ trợ lãi suất tín dụng, sau khi vay tín dụng không phải trả lãi suất.
Người phụ trách Phòng Giáo dục và khoa học cho biết, muốn trồng trọt chăn nuôi mà không có kỹ thuật, huyện mở lớp đào tạo, mời chuyên gia đến, mọi người có thể tư vấn ghi tên tham gia, chỉ cần tự bỏ tiền lộ phí.
Nông dân làm công Ngô Trinh Tùng năm 2014 về quê lập nghiệp trồng rau xanh, được sự giúp đỡ của chính quyền địa phương đã thành lập hợp tác xã, dẫn dắt nông dân trong thôn trồng ngó sen từ hơn 300 mẫu mở rộng tới hơn 1000 mẫu, giá trị sản lượng đạt hơn 10 triệu Nhân dân tệ/năm.
Anh Tùng cho biết, sau khi về quê lập nghiệp, chính quyền địa phương ngoài cung cấp chỉ đạo kỹ thuật ra, còn trợ cấp phân bón. Sau khi chúng tôi xây dựng nông trang còn trợ cấp tiền nhân công, giúp đỡ rất lớn. Năm nay, huyện còn thành lập "Trạm phục vụ tiếp đón thân tình nông dân làm công trở về lập nghiệp" tại bến xe khách huyện, tích cực tuyên truyền chính sách nâng đỡ lập nghiệp và tạo việc làm đối với nông dân làm công trở về quê. Bây giờ lại mời họ đến cùng bàn bạc giao lưu, rất thực tế.
Ông Trương Vận Đào, Phó Phòng Nguồn nhân lực và An sinh xã hội cho biết, dẫn dắt nông dân làm công về quê lập nghiệp, thứ nhất có thể thúc đẩy kinh tế phát triển địa phương, thứ hai có thể mở ra con đường mới tạo việc làm cho nông dân làm công, thứ ba có thể giải quyết vấn đề trẻ em và người già ở lại nông thôn, "mũi tên trúng nhiều đích". Huyện Trấn Ninh hiện nay có gần 9 nghìn học sinh có bố mẹ làm việc xa nhà, là một trong những huyện có nhiều học sinh bố mẹ làm việc xa nhà của thành phố An Thuận.
Anh Vương Nhữ Hoa năm 2012 đến Nghĩa Ô, tỉnh Chiết Giang làm công và thành lập một xưởng sản xuất sản phẩm đóng gói qui mô nhỏ. Anh mới về quê không lâu đã bị cuốn hút bởi sự phát triển thay đổi và chính sách ưu đãi nâng đỡ nông dân làm công của quê hương, lần lượt đến khảo sát tình hình thị trường sản phẩm đóng gói ở Trung tâm thương mại Quí Dương và quận mới Quí An, dự định mượn luồng gió đông của chính sách ưu đãi, về quê lập nghiệp.
Anh Vương Nhữ Hoa cho biết, bố mẹ làm việc xa con cái, kiếm bao nhiêu tiền trong lòng vẫn cảm thấy bứt rứt. Trở về quê lập nghiệp có thể chăm sóc con cái.
Từ năm 2013 đến nay, huyện Trấn Ninh triển khai hoạt động dẫn dắt nông dân làm công về quê hương lập nghiệp thu được hiệu quả nổi bật. Mấy năm gần đây bình quân hàng năm hướng dẫn trên 7 nghìn người về quê lập nghiệp.
Hoạt động Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Trung Quốc-Việt Nam lần thứ 18 đã diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam 2018/08/15 |
Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam tổ chức Lễ trao học bổng Chính phủ Trung Quốc năm 2018 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |