Năm 2014, công dân Trung Quốc xuất cảnh du lịch lên tới hơn 100 triệu lượt người, kim ngạch tiêu dùng ở nước ngoài lần đầu tiên vượt ngưỡng 1.000 tỷ Nhân dân tệ, các mặt hàng người Trung Quốc mua vừa bao gồm đặc sản địa phương, quà tặng, hàng xa xỉ, vừa bao gồm đồ dùng sinh hoạt hàng ngày.
Mới đây, khi trả lời phương tiện truyền thông trung ương, Thứ trưởng Bộ Công nghiệp và Công nghệ thông tin Trung Quốc Phùng Phi cho biết, so với sản phẩm nước ngoài, sản phẩm Trung Quốc vẫn có khoảng cách về mặt thương hiệu lẫn chất lượng, hơn nữa khoảng cách lớn nhất là ở sự nhận biết và sức ảnh hưởng của thương hiệu.
Trong dịp nghỉ Tết Nguyên đán năm ngoái, người Trung Quốc đổ sang Nhật mua nồi cơm điện và nắp xí bệt rửa tự động. Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc từng làm một thí nghiệm, tiến hành trắc nghiệm bằng cách che nhãn hiệu khi dùng nồi cơm điện Nhật và Trung Quốc để nấu cơm. Kết quả cho thấy, người tiêu dùng không thể phân biệt được cơm nào được nấu từ nồi cơm điện Trung Quốc, cơm nào nấu từ nồi Nhật.
Trước tình hình này, Bộ Công nghiệp và Công nghệ thông tin Trung Quốc năm nay sẽ ra sức cải cách chú trọng cung cấp, lấy việc tăng thêm chủng loại, nâng cao chất lượng, xây dựng thương hiệu làm trọng điểm, triển khai hành động cải thiện cung cấp các mặt hàng tiêu dùng, thúc đẩy các ngành như công nghiệp nhẹ, dệt may, thực phẩm, y dược, phần cứng thông minh thực hiện sáng tạo đổi mới và phát triển.
Về xây dựng thương hiệu và nâng cao chất lượng, ông Vương Thế Thành, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Công nghiệp nhẹ Trung Quốc cho biết, sản phẩm trung-cao cấp là sự bất cập trong ngành chế tạo của Trung Quốc. Về mặt nâng cao chất lượng, xây dựng thương hiệu, các doanh nghiệp Trung Quốc áp dụng mô hình sản xuất OEM (sản xuất dựa trên thương hiệu của đối tác) trong những lĩnh vực như đồ chơi, ba lô, túi xách, vali, v.v. có năng lực sản xuất hàng đầu thế giới, nếu có thể chuyển năng lực sản xuất này thành năng lực tự thiết kế, tự nghiên cứu phát triển, thì sẽ là đường tắt thực hiện phát triển vượt bậc.
Ông Vương Thế Thành còn đề nghị, khuyến khích doanh nghiệp Trung Quốc sáp nhập những thương hiệu hàng đầu thế giới, giảm thiểu thời gian xây dựng thương hiệu và sản phẩm hàng đầu thế giới. Kinh nghiệm cho thấy, sáng lập một thương hiệu hàng đầu thế giới thường phải mất 25-30 năm, ở Trung Quốc, doanh nghiệp đã thành lập được 30 năm thì chưa nhiều. Thông qua phương thức sáp nhập, sẽ nắm được năng lực nghiên cứu, thiết kế và tiêu thụ thương hiệu xuất sắc, điều này có lợi cho phát triển ngành nghề.
Một nhân tố khác khiến người Trung Quốc thích tiêu dùng ở nước ngoài là giá cả, một món hàng nhập khẩu có thể liên quan đến các loại thuế như thuế nhập khẩu, thuế tiêu dùng, thuế giá trị gia tăng, v.v., đây là nguyên nhân quan trọng khiến giá bán của các mặt hàng nhập khẩu ở Trung Quốc đắt hơn giá bán ở nước ngoài.
Ông Vương Thế Thành cho biết, chẳng hạn như đồng hồ đeo tay của Thụy Sĩ, nếu mua ở nước ngoài sẽ rẻ hơn mua ở Trung Quốc từ 52-62%, mỹ phẩm và hàng xa xỉ cũng có tình hình tương tự.
Năm 2015, Bộ Tài chính Trung Quốc hai lần giảm thuế nhập khẩu, trong đó bao gồm những mặt hàng có nhu cầu khá lớn ở Trung Quốc như sữa bột, ba-lô, túi xách, vali, quần áo, kính râm, v.v., chuyên gia cho rằng, biện pháp này sẽ phát huy vai trò vực dậy tiêu dùng trong nước.
Về vấn đề giá thành giao dịch, Phó Chủ tịch Hiệp hội Công nghiệp dệt may Trung Quốc Cao Dũng cho biết, người tiêu dùng mua đặc sản và quà tặng ở nước ngoài là tiêu dùng bình thường. Nhưng, điều đáng chú ý là, một số sản phẩm Trung Quốc có ưu thế như giầy thể thao, quần áo, dù cùng một thương hiệu, cùng một mẫu mã, thậm chí đều sản xuất ở Trung Quốc, cộng thêm giá thành vận chuyển đường xa, giá bán ở nước ngoài vẫn rẻ hơn giá bán ở Trung Quốc, đây là điều không bình thường.
Ông Cao Dũng nói: "Trước tiên, đây là vì sách lược định giá của các thương hiệu quốc tế, thứ hai là, các chi phí lưu thông ở Trung Quốc không bình thường, cao hơn nhiều so với nước ngoài, giá thành giao dịch quá cao này là điều cần phải điều chỉnh".
Ngoài ra, môi trường tiêu dùng cũng là nguyên nhân người Trung Quốc thích mua sắm ở nước ngoài. Có người tiêu dùng cho biết, tuy một số sản phẩm mua ở nước ngoài thực ra là sản xuất ở Trung Quốc, nhưng tiêu chuẩn, kiểm nghiệm, giám sát quản lý đối với mặt hàng này đều dựa theo tiêu chuẩn của địa phương, thực ra đồ mà người tiêu dùng mua là cơ chế giám sát quản lý họ chấp nhận. Thứ trưởng Phùng Phi cho biết, sẽ xem xét "đối chiếu" tiêu chuẩn Trung Quốc với tiêu chuẩn quốc tế, áp dụng tiêu chuẩn quốc tế đối với một số mặt hàng.
Hoạt động Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Trung Quốc-Việt Nam lần thứ 18 đã diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam 2018/08/15 |
Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam tổ chức Lễ trao học bổng Chính phủ Trung Quốc năm 2018 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |