Trong 4 phiên giao dịch đầu năm trên thị trường chứng khoán Trung Quốc, cơ chế "cầu chì" vừa đi vào hoạt động đã bị kích hoạt 4 lần, ngày 8/1, Trung Quốc tuyên bố ngừng cơ chế "cầu chì" trên thị trường chứng khoán; ở Mỹ, Chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm 911 điểm trong 4 phiên giao dịch đầu năm mới, số liệu đến từ công ty phân tích tài chính Fact Set cho thấy, đây là 4 phiên giao dịch tồi tệ nhất trong lịch sử thị trường chứng khoán Niu-oóc kể từ năm 1897 đến nay.
Điều khiến thị trường lo ngại hơn là, tâm trạng bi quan đang lan ra khắp toàn cầu. Ngày 7/1, trên các thị trường chứng khoán khu vực châu Á – Thái Bình Dương, Chỉ số Nikkei của Nhật, Chỉ số S&P/ASX200 của Ô-xtrây-li-a và Chỉ số Hang Seng của Hồng Công đều giảm hơn 2%. Cùng ngày, các thị trường chứng khoán ở châu Âu cũng khá ảm đạm, Chỉ số DAX của thị trường chứng khoán Phrăng-phuốc, Đức giảm 2,29%; Chỉ số CAC40 của thị trường chứng khoán Pháp và Chỉ số "Thời báo Tài chính" bình quân của 100 loại cổ phiếu của Anh cũng giảm hơn 1%.
Trước hiện tượng các thị trường chứng khoán trên toàn cầu phổ biến sụt giảm, có quan điểm cho rằng, nỗi hoang mang mang tính lan truyền do thị trường chứng khoán Trung Quốc giảm mạnh mang lại là một trong những nguyên nhân chính, "Chỉ cần Trung Quốc bị ho, thì thị trường chứng khoán toàn cầu sẽ cảm nặng".
"Trong tình hình thị trường chứng khoán Trung Quốc chưa mở cửa hoàn toàn, hơn nữa các kênh tham gia của các nhà đầu tư và dòng vốn nước ngoài đều rất có hạn, cách nói thị trường chứng khoán toàn cầu bị hệ lụy bởi Trung Quốc là không khách quan". Ông Triệu Tích Quân, Phó Giám đốc Học viện Tài chính trường Đại học Nhân dân Trung Quốc phân tích cho biết, do các công ty niêm yết và các nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán các nước chủ yếu là đến từ nước mình, vì vậy, xét từ lý luận kinh tế tài chính, cách nói thị trường chứng khoán của một quốc gia bị hệ lụy bởi thị trường chứng khoán nước khác là không có lý.
Chuyên gia kinh tế Công ty Chứng khoán Yingda Lý Đại Tiêu cũng cho biết, tuy Trung Quốc đã là thị trường chứng khoán lớn thứ 2 trên toàn cầu, nhưng do thị trường chứng khoán Trung Quốc vẫn khá độc lập hơn nữa vẫn còn khoảng cách nhất định so với thị trường chứng khoán lớn nhất toàn cầu, cộng thêm đồng Nhân dân tệ chưa thực hiện hoán đổi tự do, cho nên không nên phóng đại quá mức tầm ảnh hưởng của thị trường chứng khoán Trung Quốc đối với thị trường chứng khoán toàn cầu.
Đúng như ông Lý Đại Tiêu đã nói, thị trường chứng khoán toàn cầu hiện đang đối mặt với nhiều nhân tố bất ổn định như Cục Dự trữ Liên bang Mỹ khởi động tiến trình tăng lãi suất, xu thế giá các mặt hàng khối lượng giao dịch lớn trong tương lai, tăng trưởng kinh tế toàn cầu xuống dốc, v.v., tích không xác định của tình hình địa chính trị cũng khiến tâm trạng căng thẳng trên thị trường thêm trầm trọng. Điều đặc biệt cần chú ý là, Chỉ số PMI tháng 12 năm 2015 do Viện quản lý nguồn cung Mỹ công bố mới đây đã bất ngờ giảm xuống còn 48,2, "chạm đáy" kể từ tháng 6 năm 2009, cộng thêm nhân tố không xác định trong tiến trình tăng lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ.
Theo ông Triệu Tích Quân, sự bấp bênh phổ biến trên các thị trường chứng khoán toàn cầu chính là do Mỹ thay đổi chính sách kinh tế gây nên. Theo ông, chính sách tiền tệ của đa số quốc gia hiện đều có xu thế nới lỏng, chỉ có Mỹ đang tăng lãi suất, có xu thế bình thường hoá lãi suất, như vậy đã dẫn đến những thay đổi về dự báo của thị trường và tình hình dòng chảy của nguồn vốn.
Tuy nhiên, chuyên gia cũng chỉ rõ, cùng với tỷ lệ đóng góp của Trung Quốc đối với kinh tế toàn cầu ngày càng tăng, cộng thêm Trung Quốc sôi nổi tham gia các hoạt động kinh tế toàn cầu, tầm ảnh hưởng của Trung Quốc đối với kinh tế thế giới đang dần dần gia tăng, thị trường chứng khoán Trung Quốc đã hình thành quan hệ đối với thị trường chứng khoán thế giới trên chừng mức nhất định.
Trong bối cảnh này, liệu Trung Quốc có nên gánh vác thêm trách nhiệm trong việc ổn định tài chính kinh tế toàn cầu hay không?
Về vấn đề này, ông Lý Đại Tiêu nói một cách thẳng thắn rằng, trách nhiệm thường gắn liền với vị thế, Trung Quốc luôn có sự hiểu biện tốt về mặt gánh vác trách nhiệm. "Trong cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997, Trung Quốc cam kết không phá giá đồng Nhân dân tệ; Trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, Trung Quốc đã góp phần cho việc ổn định kinh tế toàn cầu, tỷ lệ đóng góp của Trung Quốc đối với kinh tế toàn cầu hiện đã lên tới hơn 30%, đây đều là những đóng góp đáng ghi nhận".
"Quản lý toàn cầu đòi hỏi sự nỗ lực chung của toàn cầu, nhưng quản lý phải chia cấp bậc, không thể dùng sức mạnh chính phủ thay thế sức mạnh thị trường, càng không thể dùng sức mạch chính phủ nước khác thay thế sức mạnh thị trường nước mình". Ông Triệu Tích Quân cho biết, những nỗ lực của chính phủ nhằm ổn định thị trường thường chỉ nhằm vào nước mình, vì vậy, hiện nay, trách nhiệm lớn nhất của Trung Quốc nên là quy phạm thị trường vốn nước mình theo pháp luật, khiến thị trường vốn phát triển vững chắc trong tình hình tuân thủ quy luật khách quan.
Hoạt động Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Trung Quốc-Việt Nam lần thứ 18 đã diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam 2018/08/15 |
Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam tổ chức Lễ trao học bổng Chính phủ Trung Quốc năm 2018 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |