Những nét chính về Thiên Đàn
Thiên Đàn là nơi "tế trời" và "cầu cốc" (cầu mong ngũ cốc phong đăng) của vua hai đời nhà Minh và nhà Thanh Trung Quốc, nằm về phía Đông Chính Dương Môn. Phía Bắc Thiên Đàn hình tròn, phía Nam hình vuông, với ngụ ý là "trời tròn đất vuông". Thiên Đàn Bắc Kinh được bao bọc trong hai bức tường, chia làm nội đàn và ngoại đàn, tổng diện tích rộng 273 héc-ta, kiến trúc chính đều tập trung trong nội đàn.
Thiên Đàn khởi công xây dựng từ năm 18 Vĩnh Lạc nhà Minh (năm 1420), sau đó lại được xây mới mở rộng và cải tạo dưới triều vua Gia Tĩnh nhà Minh và vua Càn Long nhà Thanh, kiến trúc hùng vĩ tráng lệ, môi trường trang nghiêm tĩnh mịch. Trải qua những năm tháng bể dâu cũng như với nội hàm văn hóa sâu sắc và phong cách kiến trúc hùng vĩ, Thiên Đàn đã trở thành hình ảnh tiêu biểu của nền văn minh cổ kính phương Đông.
Thiên Đàn đã tập hợp những công nghệ kiến trúc của nhà Minh và nhà Thanh, quy mô hùng vĩ, nguy nga tráng lệ, là cụm kiến trúc tổ chức lễ tế thời cổ lớn nhất được bảo tồn hiện nay của Trung Quốc. Thiên Đàn nổi tiếng thế giới với bố cục quy hoạch chặt chẽ, kết cấu kiến trúc đặc sắc, trang trí kiến trúc lộng lẫy, không những chiếm vị thế quan trọng trong lịch sử kiến trúc Trung Quốc, mà còn là di sản quý báu của nghệ thuật kiến trúc thế giới.
Lịch sử của Thiên Đàn
Thiên Đàn khởi công xây dựng từ năm 18 Vĩnh Lạc nhà Minh (năm 1420), Minh Thành Tổ Chu Đệ đã bỏ ra 14 năm, cùng lúc xây dựng xong Thiên Đàn và Tử Cấm Thành, lúc đó đặt tên là Thiên Địa Đàn. Năm thứ 9 Gia Tĩnh (năm 1530), tế trời và tế đất được chia làm hai hoạt động lần lượt diễn ra ở hai địa điểm, Thiên Địa Đàn được chỉ định làm nơi tế trời, đổi tên Thiên Đàn vào năm thứ 13Gia Tĩnh (năm 1534). Đến năm thứ 12 (năm 1747) giữa đời Thanh, vua Càn Long quyết định xây lại tường trong và tường ngoài của Thiên Đàn, đồng thời cải tạo các kiến trúc chính như: Kỳ Niên Điện, Hoàng Khung Vũ, Viên Khưu v.v, từ đó, kiến trúc chủ thể của Thiên Đàn đã định hình và được bảo tồn cho đến ngày nay. Hiện nay, trong khuôn viên Thiên Đàn, cây bách cổ thụ sum suê, Thiên Đàn đã trở thành một viên lâm lớn ở phía Nam thành phố Bắc Kinh.
Bố cục và đặc điểm của Thiên Đàn
Bục đàn của Thiên Đàn được bao bọc bởi hai bức tường, các kiến trúc chính đều tập trung tại nội đàn. Nội đàn được chia làm hai phần Nam Bắc với sự ngăn cách của bức tường. Phía Bắc là "Kỳ Cốc Đàn", là nơi tổ chức lễ tế cầu mong ngũ cốc phong đăng vào mùa xuân, kiến trúc trung tâm là Kỳ Niên Điện. Phía Nam là "Viên Khưu Đàn", là nơi tế trời vào ngày "Đông Chí", kiến trúc trung tâm là đài đá hình tròn mang tên là "Viên Khưu". Giữa hai đàn được kết nối bằng Đan Bích Kiều, hành lang cao hơn mặt đất dài 360 mét, cùng tạo thành trục đường kiến trúc Thiên Đàn dài 1.200 mét chạy từ phía Nam lên Bắc, hai bên là rừng bách cổ thụ rộng lớn.
Phía Nam bên trong cổng Tây Thiên có "Trai Cung", là nơi vua chay tịnh trước khi hành lễ. Ngoại đàn ở phía Tây có "Thần Nhạc Thự", nơi tập luyện và diễn tấu nhạc tế. Các kiến trúc chủ yếu ở nội đàn gồm có Kỳ Niên Điện, Hoàng Càn Điện, Viên Khưu, Hoàng Khung Vũ, Trai Cung, Vô Lương Điện v.v, ngoài ra còn có các danh lam thắng cảnh như Hồi Âm Bích, Tam Âm Thạch, Thất Tinh Thạch, v.v.
Hoạt động Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Trung Quốc-Việt Nam lần thứ 18 đã diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam 2018/08/15 |
Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam tổ chức Lễ trao học bổng Chính phủ Trung Quốc năm 2018 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |