Cùng ngày, Tuyên bố chung giữa các nhà lãnh đạo về RCEP đã được công bố. Quan chức Chính phủ 16 nước gồm 10 nước ASEAN cùng Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Ô-xtrây-li-a, Niu Di-lân và Ấn Độ ra sức ủng hộ RCEP, yêu cầu đoàn đàm phán khẩn trương làm việc, phấn đấu kết thúc đàm phán vào năm 2016.
"Nhà lãnh đạo của 16 nước đưa ra cam kết là tín hiệu tích cực". Khi trả lời phóng viên Hãng tin Trung Quốc, ông Lý Hướng Dương, Giám đốc Viện Nghiên cứu Chiến lược châu Á và toàn cầu thuộc Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc phân tích cho biết, tuy tuyên bố chưa thể quyết định tiến trình đàm phán, nhưng xét từ kinh nghiệm đàm phán hiệp định thương mại tự do khác, tuyên bố sẽ đóng vai trò thúc đẩy.
Trên thực tế, tiến trình nhất thể hoá châu Á là phức tạp nhất trên toàn cầu. Từ trước đến nay, châu Á đứng trước một hiện tượng mâu thuẫn, tức là số lượng các hiệp định thương mại tự do song phương nhiều nhất toàn cầu, nhưng lại thiếu hiệp định thương mại tự do thống nhất. Tuy kết quả nghiên cứu của các bên đều thừa nhận nhất thể hoá châu Á mang lại hiệu quả lớn nhất, nhưng rất khó thực hiện vì các nước tồn tại sự khác biệt to lớn về chính trị, kinh tế, ngoại giao, văn hoá, thậm chí nhận thức về lịch sử.
"Hiệp định RCEP được thiết kế để thích ứng sự khác biệt này". Theo ông Lý Hướng Dương, Hiệp định RCEP tôn trọng yêu cầu lợi ích của các nước hơn, thích ứng tình hình phát triển thực tế của châu Á.
Là một bước đi then chốt trong tiến trình nhất thể hoá châu Á, đàm phán Hiệp định RCEP chính thức khởi động vào tháng 5 năm 2013 đã được gửi gắm nhiều hy vọng. Đây là đàm phán về hiệp định thương mại tự do có quy mô lớn nhất ở châu Á, dân số của các nước thành viên chiếm khoảng 50% tổng dân số trên toàn cầu; GDP, kim ngạch thương mại và vốn đầu tư nước ngoài chiếm gần 1/3 toàn cầu. Tính đến nay, Hiệp định RCEP đã tiến hành 10 vòng đàm phán. Đầu tháng 11, đàm phán Khu vực Thương mại tự do Trung – Nhật – Hàn từng rơi vào bế tắc đã được nối lại. Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc là 3 nền kinh tế quan trọng trong đàm phán RCEP, hợp tác giữa ba nước sẽ là một khâu then chốt trong đàm phán RCEP.
Tuy nhiên, ông Lý Hướng Dương cũng cho biết, hiện nay đàm phán RCEP vẫn tồn tại bất đồng, Ấn Độ cho rằng "khó mà chấp nhận" các mục tiêu về mức độ mở cửa các thị trường như ngành chế tạo đưa ra trong đàm phán, trong khi đó, Nhật vẫn mong tiếp tục nâng cao tiêu chuẩn. ASEAN là bên chủ đạo đàm phán, nhưng thực lực về kinh tế và ngoại giao của ASEAN chưa đủ để chủ đạo tiến trình đàm phán, vì vậy vẫn phải giữ thái độ "lạc quan thận trọng" đối với việc kết thúc cuộc đàm phán RCEP.
Đối với "khoảng trống" về hiệp định thương mại tự do thống nhất trong khu vực, có phân tích cho biết, Hiệp định RCEP và Hiệp định TPP (Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương) đang cạnh tranh với nhau. Đầu tháng 10, Hiệp định TPP do Mỹ chủ đạo tuyên bố kết thúc đàm phán, phân tích cho rằng hiệu ứng lan toả của TPP có thể sẽ gây ảnh hưởng sâu sắc tới bố cục kinh tế – thương mại ở châu Á – Thái Bình Dương.
"RCEP và TPP là hai loại hiệp định thương mại tự do khác nhau". Ông Lý Hướng Dương cho biết, RCEP lấy việc chiếu cố đến tính đa nguyên phát triển ở châu Á làm chính, coi yêu cầu lợi ích của các nước đang phát triển là thể tải; TPP lấy yêu cầu lợi ích của các nước phát triển làm chính, "Hai hiệp định này đều có không gian phát triển riêng trong tương lai".
Ông Trương Kiến Bình, Nghiên cứu viên Viện Nghiên cứu Kinh tế đối ngoại thuộc Ủy ban Phát triển và Cải cách Nhà nước Trung Quốc cho biết, RCEP thể hiện độ linh hoạt nhiều hơn, chiếu cố đến nhiều nền kinh tế đang phát triển như Trung Quốc, Ấn Độ, ASEAN, v.v.; còn TPP thể hiện lập trường của các nước phát triển nhiều hơn.
Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, TPP đã hoàn thành đàm phán, điều này đã hình thành sức ép và động lực cho đàm phán RCEP. Ông Lý Hướng Dương nói: "Nếu đàm phán RCEP kéo dài không thu được tiến triển, nhiều nước châu Á có thể tìm kiếm gia nhập các hiệp định thương mại tự do khác trong đó có TPP".
Nhưng, kết quả có khả năng nhất là, khi đàm phán RCEP hoàn thành theo đúng thời gian, khu vực châu Á – Thái Bình Dương sẽ bước vào "thời đại quỹ đạo kép" được thúc đẩy song song bằng Hiệp định RCEP và Hiệp định TPP. Hiện nay, Ma-lai-xi-a, Việt Nam và Nhật Bản đã có "tư cách kép", là thành viên của cả RCEP và TPP, để chia sẻ lợi ích và cơ hội do sự phát triển của các nền kinh tế chính trong khu vực như Mỹ, Trung Quốc, v.v. mang lại.
Đúng như Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường đã nói, Trung Quốc tin tưởng rằng, TPP và RCEP cùng các hiệp định thương mại tự do khác trong khu vực sẽ thúc đẩy lẫn nhau, đóng góp tích cực cho thực hiện mục tiêu chung hướng tới Khu vực Thương mại tự do châu Á – Thái Bình Dương.
Trước đó, một quan chức Bộ Thương mại Trung Quốc từng nói với phóng viên Hãng tin Trung Quốc rằng: "RCEP và TPP là hai con đường, có thể hỗ trợ xây dựng Khu vực Thương mại tự do châu Á – Thái Bình Dương". Ông Trương Kiến Bình cũng đề nghị, Trung Quốc chú trọng thúc đẩy đàm phán RCEP sớm đạt được hiệp định, thể hiện quyền phát ngôn của các nước đang phát triển.
Hoạt động Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Trung Quốc-Việt Nam lần thứ 18 đã diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam 2018/08/15 |
Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam tổ chức Lễ trao học bổng Chính phủ Trung Quốc năm 2018 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |