Tháng 7 năm ngoái, Khu công nghiệp Phú Nghĩa ở huyện Chương Mỹ, Thủ đô Hà Nội, Việt Nam đã đón chào Công ty TNHH khoa học – công nghệ Yadea, hãng xe đạp điện Trung Quốc, hãng này đã mang đến Việt Nam thương hiệu và năng lực sản xuất chín muồi của mình. Hiện nay, nhà xưởng của Yadea ở khu công nghiệp này rộng hơn 8000 mét vuông có năng lực sản xuất lên tới 12.000 chiếc xe đạp điện/tháng. Trên dây chuyền sản xuất ở xưởng, công nhân đang lắp ráp từng phụ kiện một cách có trật tự, chế tạo ra những chiếc xe đạp điện mới; ở nhà kho, xe đạp điện với các mẫu mã khác nhau được xếp ngay ngắn, trong đó bao gồm mẫu xe đạp siêu gọn nhẹ mà người địa phương rất thích.
Xe máy là công cụ giao thông được sử dụng rộng rãi ở Việt Nam, thích hợp cho đường phố nhỏ hẹp ở địa phương. Hiện nay, trong dòng xe cộ tham gia giao thông ở địa phương có thể nhìn thấy ngày càng nhiều xe đạp điện. Ông Lã Cương, người phụ trách Công ty TNHH khoa học – công nghệ Yadea tại Việt Nam cho phóng viên biết, xe máy truyền thống gây ô nhiễm khá nặng, có giá thành sử dụng cao, hiện nay xe đạp điện ngày càng được ưa chuộng trên thị trường Việt Nam. Sau khi đánh giá triển vọng thị trường Việt Nam, hãng Yadea đã đưa ra quyết định mở nhà xưởng tại Việt Nam, mang lại năng lực sản xuất chất lượng cao cho địa phương.
Bố cục về năng lực sản xuất tại Việt Nam do hãng Yadea triển khai cũng sẽ phục vụ thị trường khu vực rộng mở hơn. Ông Lã Cương nói: "Chúng tôi đang dự định mở nhà xưởng tại miền Nam Việt Nam, và đưa sản phẩm của mình vào các siêu thị lớn ở Việt Nam. Mục tiêu của chúng tôi là xuất khẩu xe đạp điện Yadea từ Việt Nam đến thị trường ASEAN".
Ông Lã Cương nói: "Sáng kiến 'Một vành đai, một con đường' được thực hiện chắc chắn sẽ tiếp tục thúc đẩy giao lưu kinh tế – thương mại Trung – Việt, tin rằng sáng kiến này sẽ thúc đẩy kinh tế khu vực Đông Nam Á phát triển về phía trước".
Ngành công nghiệp quang điện là một lĩnh vực khác trong hợp tác năng lực sản xuất Trung – Việt. Trung Quốc có năng lực sản xuất dẫn đầu trong lĩnh vực quang điện, bên cạnh đó, Việt Nam có nhu cầu phát triển bức thiết trong lĩnh vực này, hợp tác trong ngành công nghiệp này là biện pháp cùng thắng. Trong Khu công nghiệp Vân Trung ở tỉnh Bắc Giang, Việt Nam, Công ty TNHH khoa học – công nghệ quang điện Việt Nam vừa thành lập hơn 1 năm đã mua 18 nhà xưởng, tuyển hơn 2.000 nhân viên địa phương. Dự án đầu tư đến từ Trung Quốc này đã thực hiện cùng có lợi cùng thắng thông qua hợp tác năng lực sản xuất.
Tháng 4 năm 2014, Công ty TNHH khoa học – công nghệ quang điện Việt Nam đăng ký thành lập tại Việt Nam, hiện nay công ty này đã nhận được sự chấp nhận của nhiều khách hàng quốc tế, cũng có triển vọng trở thành một trong những doanh nghiệp sản xuất phụ kiện sản phẩm quang điện lớn nhất do doanh nghiệp Trung Quốc đầu tư tại nước ngoài. Được biết, công ty này có thiết bị nhà xưởng tiên tiến, chẳng hạn, nhà xưởng duy trì nhiệt độ cố định có thể đảm bảo môi trường làm việc thoải mái dù trong mùa hè nóng bức. Trong nhà xưởng, công nhân địa phương mặc quần áo bảo hộ chống vi khuẩn đang thao tác điêu luyện trước thiết bị tự động hoá. Tổng Giám đốc công ty Dương Dũng Trí cho biết, công ty này có tầm nhìn xa đối với việc đầu tư vào địa phương, mong thông qua hợp tác năng lực sản xuất chất lượng cao, thu được bước phát triển bền vững trong cạnh tranh toàn cầu.
Khi trả lời phóng viên, nhân sĩ giới thương mại hai bên cho biết, sáng kiến "Một vành đai, một con đường" đã tiếp thêm động lực mới cho hợp tác kinh tế – thương mại Trung – Việt, hợp tác về năng lực sản xuất trở thành một trong những điểm sáng. Ông Dương Trí Dũng cho biết, hai nước Trung – Việt nên thúc đẩy hợp tác về năng lực sản xuất, đặc biệt là hợp tác năng lực sản xuất chất lượng cao trong lĩnh vực công nghệ cao, giá trị gia tăng cao.
Thực ra, ngày càng nhiều doanh nghiệp Trung Quốc mở rộng nghiệp vụ ở Việt Nam. Kể từ tháng 7 năm 2013, Khu công nghiệp Vân Trung do Công ty TNHH Phú Hoa, một doanh nghiệp dân doanh Trung Quốc sáng lập, tính đến nay đã xây dựng 30 nhà xưởng đạt tiêu chuẩn với diện tích rộng 165 nghìn mét vuông, có 13 doanh nghiệp mở nhà xưởng tại đây, trong đó có 8 doanh nghiệp vốn Trung Quốc, đa số là dự án công nghệ cao. Khu Công nghiệp Vân Trung đang xây dựng quy hoạch dự án đợt 5, đợt 6 và đợt 7.
Tổng Giám đốc Công ty Phú Hoa Diêu Tự Nhiên cho biết, Khu công nghiệp Vân Trung có vị trí địa lý ưu việt, cách cửa khẩu biên giới Trung Quốc và cảng Hải Phòng, Sân bay Nội Bài ở Hà Nội, Việt Nam đều không quá 100 ki-lô-mét, nguyên vật liệu và phụ kiện cần dùng trong sản xuất có thể thông qua kênh tương ứng vận chuyển tới khu công nghiệp một cách thuận lợi, nhanh chóng. Ông Diêu Tự Nhiên cho biết, Công ty Phú Hoa còn xây dựng một khu công nghiệp khác ở tỉnh Vĩnh Phúc gần Hà Nội, khu công nghiệp đó cũng chủ yếu phục vụ cho hợp tác năng lực sản xuất Trung – Việt.
Ông Diêu Tự Nhiên cho biết, cùng với quan hệ hữu nghị Trung – Việt phát triển vào chiều sâu và môi trường đầu tư Việt Nam tiếp tục được cải thiện, các doanh nghiệp Trung Quốc và nước ngoài đầu tư vào Việt Nam sẽ ngày càng nhiều, "Chúng tôi sẽ chuẩn bị sẵn sàng, tận dụng các cơ hội do sáng kiến 'Một vành đai, một con đường' và quy hoạch 'Hai hành lang, một vành đai' mang lại, dựa vào chất lượng công trình cao và dịch vụ đồng bộ, phấn đấu thu hút càng nhiều doanh nghiệp mở nhà xưởng tại khu nghiệp đó".
Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây và tỉnh Vân Nam của Trung Quốc giáp giới với Việt Nam. "Hai hành lang, một vành đai" là chỉ hai hành lang kinh tế "Côn Minh – Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng", "Nam Ninh – Lạng Sơn – Hà Nội – Hải Phòng" và "Vành đai kinh tế Vịnh Bắc Bộ". Trong chuyến thăm Trung Quốc năm 2004, lãnh đạo Việt Nam đề nghị Trung Quốc và Việt Nam hợp tác xây dựng "Hai hành lang, một vành đai" đã nhận được sự hưởng ứng tích cực của Chính phủ Trung Quốc.
Trung tuần tháng 9 năm nay, tại Bắc Kinh, Thủ tướng Lý Khắc Cường và Phó Thủ tướng Trương Cao Lệ đã lần lượt tiếp Phó Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc, hai bên đồng ý kết nối sáng kiến "Một vành đai, một con đường" và kế hoạch chiến lược "Hai hành lang, một vành đai", thúc đẩy hợp tác giữa hai nước trong các lĩnh vực năng lực sản xuất công nghiệp, thương mại, đầu tư, v.v.
Trung Quốc và Việt Nam có lịch sử hợp tác kinh tế – thương mại lâu dài, Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam trong 11 năm liền, năm ngoái Việt Nam trở thành đối tác thương mại lớn thứ hai của Trung Quốc trong các nước ASEAN. Nhân sĩ giới kinh tế cho rằng, kinh tế – thương mại giữa hai nước vẫn có tiềm năng, có không gian rộng mở về hợp tác năng lực sản xuất.
Hoạt động Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Trung Quốc-Việt Nam lần thứ 18 đã diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam 2018/08/15 |
Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam tổ chức Lễ trao học bổng Chính phủ Trung Quốc năm 2018 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |