Trong kỳ nghỉ Quốc khánh Trung Quốc, ngày nào Lã Tường Trinh đang du học tại Đức đều gửi lời chúc phúc trong nhóm wechat "Kỳ Phúc Đoàn". Nhóm này gồm 13 người, là "Nhóm bạn thân" của anh Lã Tường Trinh.
Đối với người Trung Quốc mà nói, "Internet +" mang lại sự biến đổi không chỉ giới hạn ở ngành nghề, mà nó dần dần ngấm sâu vào cuộc sống, lặng lẽ ảnh hưởng đến hình thức giao lưu trong gia đình Trung Quốc.
Anh Lã Tường Trinh, 27 tuổi, đang học khoa thiết kế tại mộ trường đại học ở Đức. Cuối năm 2013, bố anh mắc bệnh nặng. Để cổ vũ bố anh kiên trì điều trị, mẹ anh đề xuất lập một nhóm wechat, hàng ngày gửi lời chúc phúc cho bố anh.
Anh Lã Tường Trinh cho biết, bố anh là một người rất kiệm lời, nhưng lúc ấy bố anh luôn nói với anh là ông cảm ơn mọi người đã quan tâm ông.
Những chuyện tương tự như thế đang xảy ra trong rất nhiều gia đình Trung Quốc. Chị Dương Linh đến từ tỉnh Giang Tô làm việc tại Bắc Kinh cho biết, chị gửi wechat cho những người em họ, thậm chí còn nhiều hơn gửi cho bố mẹ. Chị Linh là con một, chị hay tâm sự nhiều chuyện riêng tư với cô em họ.
Chị Dương Linh cho biết, cô em họ vừa là người thân, lại cùng lứa tuổi, có thể hiểu nhau. Địa điểm công tác của chị Linh và hai cô em họ là ở Bắc Kinh, Nam Kinh và Anh, bình thường rất khó gặp nhau, do đó trò chuyện nhóm wechat là hình thức giao lưu tình cảm tiện nhất.
Vì thế, ông Hạ Học Loan, Giáo sư Xã hội học Đại học Bắc Kinh đã nghỉ hưu không cảm thấy lạ. Ông cho biết, hiện nay, thế hệ 8X và 9X Trung Quốc đa số là con một, các em tìm sự quan tâm và giúp đỡ trong quan hệ với anh chị em họ.
Ông Hạ Học Loan cho rằng, sự ảnh hưởng của kỹ thuật mới đối với quan hệ gia đình còn có rất nhiều, ông cảm thấy trò chuyện qua nhóm wechat, bậc bề trên tỏ ra không nghiêm khắc lắm, thu hẹp khoảng cách với con cháu.
Anh Lã Tường Trinh cho rằng, nhu cầu quan hệ mật thiết giữa người thân luôn tồn tại, chẳng qua là kỹ thuật mới càng dễ dàng khai thác nhu cầu tiềm tàng của con người. Anh xa nhà đã gần 10 năm, học đại học ở Hồng Công, sau đó làm việc ở Hồng Công, hiện nay đến Đức học cao học. Những năm gần đây, công nghệ thông tin phát triển như vũ bão, cảm thấy giao lưu ngày càng tiện lợi.
Anh Lã Tường Trinh năm 2006 rời Bắc Kinh đi Hồng Công, ban đầu liên hệ với người nhà dựa vào điện thoại đường dài và thư điện tử. Sau đó, phần mềm nhắn tin qua mạng và các trang mạng xã hội bắt đầu thịnh hành, anh liên hệ với bố mẹ càng nhiều hơn. Mà thực sự làm cho anh cảm thấy liên hệ với người nhà tiện lợi là từ khi bắt đầu thịnh hành điện thoại di động thông minh.
Anh Lã Tường Trinh cho biết, ngày sinh nhật của bố mẹ, anh tặng cho bố mẹ mỗi người một chiếc iPhone. Bố mẹ anh đều đã cài wechat, có thể tâm sự giao lưu bất cứ lúc nào, thông qua trò chuyện nhóm wechat có thể biết ngay cuộc sống của mọi người, cảm thấy rất tốt.
Nhưng cũng có người không muốn "tiết lộ" tình hình sinh hoạt cho bố mẹ biết. Một cô gái thế hệ 9X làm việc ở Bắc Kinh cho biết, mỗi khi gửi tin cho nhóm wechat vào ban đêm, đều lựa chọn "đối tượng", chủ yếu là không muốn cho bố mẹ biết mình thức khuya.
Hoạt động Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Trung Quốc-Việt Nam lần thứ 18 đã diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam 2018/08/15 |
Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam tổ chức Lễ trao học bổng Chính phủ Trung Quốc năm 2018 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |