Ngày 23/8 là ngày kết thúc "Tam phục" theo âm lịch Trung Quốc. Nguồn gốc của từ "Phục" có nghĩa là "nằm nghỉ, tránh xa trời nóng bức", nói chung mỗi năm có một kỳ "Tam phục" và được chia làm "Sơ phục", "Trung phục", "Mạt phục"; mỗi "Phục" 10 ngày, tổng cộng gồm có 30 ngày, có năm thì gồm 40 ngày, ví dụ như năm nay có hai "Trung phục", vậy là "Tam phục" năm nay có 40 ngày, từ ngày 22/7-23/8.
Theo quy luật của âm lịch Trung Quốc, sau khi kết thúc "Tam phục" thì sẽ đến tiết Xử Thử. Hiện nay đang ở vào thời kỳ chuyển từ mùa hè sang mùa thu. Do khó thích ứng với sự đổi thay của thời tiết, rất nhiều người dễ mắc bệnh dạ dày và đường ruột như tiêu chảy chẳng hạn. Chuyên gia y tế nhắc nhở rằng, do thời tiết mát dần, mọi người bắt đầu ăn ngon miệng, ăn nhiều quá sẽ tăng thêm gánh nặng cho dạ dày và đường ruột, trường hợp người mệt thì dẫn đến sức miễn dịch cơ thể suy giảm và xuất hiện tiêu chảy.
Chú ý an toàn vệ sinh thực phẩm và hình thành thói quen sinh hoạt lành mạnh, củng cố chức năng dạ dày và đường ruột, để đề phòng chứng tiêu chảy trong mùa thu.
Một là, chú ý an toàn vệ sinh thực phẩm. Không ăn thực phẩm biến chất, cơm thừa canh cặn dễ bị ô nhiễm, nếu ăn thực phẩm bị ô nhiễm thì dẫn đến tiêu chảy. Bên cạnh đó, phải thường xuyên tiến hành khử trùng các dụng cụ ăn uống và dụng cụ nấu ăn bằng tủ khử trùng hoặc bằng nước đun sôi. Thực phẩm nguội cần phải làm nóng lại trước khi ăn, nhất là thực phẩm để trong tủ lạnh nhất định phải làm nóng lại rồi mới ăn. Chuyên gia còn đề nghị, bước sang mùa thu, cần phải tránh ăn rau sống, trường hợp ăn rau sống phải rửa kỹ rửa sạch và hạn chế lượng ăn, khi ăn rau sống dạng trộn thì hai gia vị dấm và tỏi là những thứ không thể thiếu, bởi vì hai thứ này đều có tác dụng khử trùng.
Hai là, cần phải tạo thói quen sinh hoạt lành mạnh. Nếu xuất hiện chứng tiêu chảy nhẹ, không nên "tuyệt thực" một cách mù quáng, mà phải bổ sung nước và dinh dưỡng căn cứ vào tình hình sức khỏe của mình. Có người cho rằng "ăn nhiều thải nhiều, không ăn sẽ không thải" nữa. Nếu "tuyệt thực" một cách mù quáng thì chẳng khác gì đổ dầu vào lửa, bởi vì không ăn không uống chỉ có thể làm cho chứng mất nước trong cơ thể trở nên trầm trọng, Vì vậy, trường hợp tiêu chảy cần phải bổ sung nước, nhất là thức ăn dạng lỏng hoặc dưới dạng lỏng giàu dinh dưỡng và dễ tiêu, ví dụ như cháo, mì sợi, sữa, canh thịt, v.v. Bên cạnh đó, đảm bảo thời gian ngủ và dinh dưỡng cân bằng có thể nâng cao sức miễn dịch của cơ thể, và có lợi cho phòng chống lây nhiễm bệnh đường ruột.
Sau khi xuất hiện chứng tiêu chảy trong mùa thu, không nên dùng thuốc trị tiêu chảy một cách mù quáng, bởi vì chứng tiêu chảy là sự phản ứng mang tính tự bảo hộ, có lợi cho thải ra độc tố và mầm bệnh, chứng tiêu chảy nhẹ có thể điều chỉnh thông qua ăn uống và thói quen sinh hoạt, trường hợp khá nghiêm trọng nên đi khám bác sĩ. Chuyên gia y tế nhắc nhở rằng, trẻ em mắc chứng tiêu chảy rất dễ bỏ lỡ thời cơ điều trị bởi trẻ không biết diễn đạt một cách chính xác và đầy đủ, cho nên, các bậc phụ huynh cần phải cảnh giác và chú ý quan sát, nếu như trong phân kèm theo chất nhầy và máu, thì rất có thể là mắc bệnh kiết lỵ do ngộ độc hoặc nhiễm trùng, phải đưa đi bệnh viện tiến hành điều trị một cách kịp thời.
Hoạt động Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Trung Quốc-Việt Nam lần thứ 18 đã diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam 2018/08/15 |
Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam tổ chức Lễ trao học bổng Chính phủ Trung Quốc năm 2018 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |