Khi trả lời phương tiện truyền thông Trung Quốc và In-đô-nê-xi-a, ông Hà Hoa Vũ cho biết, theo phương án của Trung Quốc, phàm là các vật liệu, trang thiết bị có thể mua ở thị trường In-đô-nê-xi-a và phù hợp yêu cầu về chất lượng, đều sẽ sử dụng các vật liệu và trang thiết bị do In-đô-nê-xi-a sản xuất; phàm là các nhân tài về công nghệ công trình và các nhân viên khác của In-đô-nê-xi-a có thể đảm đương công tác xây dựng, vận hành và quản lý đường sắt cao tốc, đều sẽ tận khả năng sử dụng nhân viên In-đô-nê-xi-a.
Ông Hà Hoa Vũ nói: "Tỷ lệ nội địa hoá lên tới 60% bao gồm sử dụng vật liệu xây dựng, máy móc thi công, thiết bị vận hành, v.v. do In-đô-nê-xi-a sản xuất, và sẽ thông qua hợp tác xây dựng tuyến đường sắt cao tốc này đào tạo một loạt nhân tài và nhân viên về xây dựng, vận hành, quản lý đường sắt cao tốc".
Ngày 10/8, tại Gia-các-ta, Đặc phái viên của Chủ tịch Tập Cận Bình, Chủ nhiệm Ủy ban Phát triển và Cải cách Nhà nước Trung Quốc Từ Thiệu Sử đã trình lên Tổng thống In-đô-nê-xi-a Giô-cô Báo cáo nghiên cứu tính khả thi của dự án tuyến đường sắt cao tốc Gia-các-ta – Băng-đung.
"Trong phương án xây dựng tuyến đường sắt cao tốc Gia-các-ta – Băng-đung do Trung Quốc đưa ra có nội dung chuyển giao công nghệ". Ông Hà Hoa Vũ cho biết, nội dung cụ thể bao gồm: Cùng In-đô-nê-xi-a xây dựng hệ thống tiêu chuẩn công nghệ đồng bộ về xây dựng và vận hành đường sắt cao tốc; Đào tạo một lượng lớn nhân tài địa phương In-đô-nê-xi-a, thúc đẩy thực hiện nội địa hoá sản xuất thông qua xây dựng cơ sở hạ tầng như nền đường, cầu cống, đường ray, v.v.; Trang thiết bị đường sắt từ lắp ráp tại In-đô-nê-xi-a dần dần quá độ sang sản xuất linh phụ kiện tại địa phương; Khi điều kiện thích hợp trong tương lai, Trung Quốc sẽ cùng In-đô-nê-xi-a khai thác thị trường quốc tế trong đó có ASEAN.
Ông Hà Hoa Vũ cho biết, chặng đường phát triển đường sắt cao tốc của Trung Quốc là du nhập, tiêu hoá, hấp thu, đổi mới, chặng đường này cũng thích hợp cho In-đô-nê-xi-a. Ông nói: "In-đô-nê-xi-a là quốc gia lớn đứng thứ 4 thế giới về dân số, nên có cơ sở giao thông đường ray thích hợp cho địa phương để hỗ trợ sự phát triển".
Ông Hà Hoa Vũ giới thiệu rằng, phương án xây dựng tuyến đường sắt cao tốc Gia-các-ta – Băng-đung do Trung Quốc đưa ra không áp dụng phương thức nhận thầu dự án, mà áp dụng phương thức liên doanh. Trong đó, In-đô-nê-xi-a sở hữu 60% vốn pháp định của dự án này, Trung Quốc sở hữu 40%, thời gian liên doanh là 30 năm. "Điều này thể hiện nguyện vọng hợp tác lâu dài bền vững. Một mặt, tận dụng đường sắt cao tốc với phương thức vận chuyển xanh, bảo vệ môi trường, các-bon thấp để giải quyết vấn đề giao thông từ Gia-các-ta đến Băng-đung; mặt khác, sẽ dốc sức giải quyết vấn đề nan giải về ùn tắc giao thông ở hai đô thị Gia-các-ta và Băng-đung".
Ông cho biết, theo phương án, vốn pháp định sẽ chiếm 25% tổng vốn đầu tư. "75% vốn đầu tư còn lại sẽ do Ngân hàng Phát triển Nhà nước Trung Quốc cung cấp tín dụng cho công ty liên doanh với lãi suất đủ sức cạnh tranh". Ông Hà Hoa Vũ cho biết, điều này thể hiện Trung Quốc thúc đẩy dự án hợp tác này với thái độ thẳng thắn.
Ông Hà Hoa Vũ cho biết, sáng kiến cùng xây dựng Con đường Tơ lụa trên biển thế kỷ 21 do Trung Quốc đề xuất trùng khớp với chiến lược xây dựng nước mạnh về biển do In-đô-nê-xi-a đề xuất và thúc đẩy. Việc xây dựng tuyến đường sắt này sẽ hỗ trợ sự phát triển của vành đai kinh tế trên dọc tuyến, mang lại hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội và hiệu quả bảo vệ môi trường cho địa phương.
Khi trả lời phóng viên, ông Lý Tuyết Đông, Phó Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế Ủy ban Phát triển và Cải cách Nhà nước Trung Quốc cho biết, Trung Quốc và In-đô-nê-xi-a có không gian hợp tác rộng mở, trang thiết bị và hợp tác về năng lực sản xuất là mặt bằng quan trọng, còn tuyến đường sắt cao tốc Gia-các-ta – Băng-đung là dự án mang tính tiêu chí có ý nghĩa chiến lược nhất, là trọng điểm trong hợp tác giữa hai nước hiện nay.
Về vấn đề thu hồi đất, giải phóng mặt bằng mà báo giới In-đô-nê-xi-a quan tâm, ông Hà Hoa Vũ cho biết, nếu dự án được thực hiện, Trung Quốc sẽ tìm mọi cách để giảm thiểu các công việc về thu hồi đất, giải phóng mặt bằng, bao gồm dùng cầu vượt thay thế chiếm đất, tận khả năng ưu hóa tuyến đường. Trong quá trình thu hồi đất, sẽ phối hợp với chính quyền địa phương, đưa ra mức đền bù giải phóng mặt bằng hợp lý, thiết thực xem xét đến lợi ích của các hộ gia đình trong diện giải phóng mặt bằng. Ông nói: "Chúng tôi sẽ đi sâu nghiên cứu công việc về mặt này, làm đến nơi đến chốn, xây dựng dự án này theo mục tiêu dự án dân sinh thực sự".
Ông Hà Hoa Vũ cho biết, một khi In-đô-nê-xi-a xác định hợp tác với Trung Quốc, hai bên sẽ nhanh chóng thành lập công ty liên doanh, thúc đẩy dự án này sớm được khởi công xây dựng.
Hoạt động Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Trung Quốc-Việt Nam lần thứ 18 đã diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam 2018/08/15 |
Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam tổ chức Lễ trao học bổng Chính phủ Trung Quốc năm 2018 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |