Ở thị trấn Phong Kinh, quận Kim Sơn ở ngoại ô thành phố Thượng Hải có một người phụ trách hợp tác xã là "Một trong mười nông dân lập nghiệp giỏi" của quận, anh tên là Lục Hoa Huy. Tuy là lần đầu quen biết, nhưng anh Huy cho mọi người cảm giác không phải là người làm ruộng, mà như là một vận động viên với bộ quần áo thể thao, đơn giản nhưng năng động.
Anh Huy đích thực là "Con em lao động nông dân làm công thế hệ thứ 2", không những sinh ra trong gia đình nông dân, mà hiện nay còn làm nghề nông. Nhưng nếu nói anh Huy là vận động viên cũng đúng. Anh Huy tốt nghiệp Học viện Thể dục thể thao Đại học Sư phạm Thượng Hải, hoàn toàn có thể "thoát ly nông thôn", tối thiểu cũng có thể vào thành phố làm giáo viên dạy thể dục.
"Ông chủ nông dân" này nói năng rất thẳng thắn. Anh Huy cho biết, con em nông thôn nếu nói chưa từng có ý nghĩ "thoát ly nông thôn" là không đúng. Anh Huy đã từng rời khỏi nông thôn, từng làm việc tại doanh nghiệp xây dựng. Một lần, anh cùng người phụ trách công ty xây dựng về quê Phong Kinh khảo sát đất đai xây dựng, đã bị "hương vị thôn quê" của thị trấn cổ vùng Giang Nam khơi dậy tình cảm của người con nhà nông đối với nông thôn. Anh Lỗ Minh, người hùn vốn thành lập Hợp tác xã với anh Huy đến nay còn nhớ, anh Huy nhiều lần nói với anh, cảm nhận đầu tiên lúc ấy là doanh nghiệp nhà đất dù xây dựng nhà to đến đâu cũng không lớn bằng đồng ruộng mênh mông ở nông thôn, nông thôn thật là "miền đất bao la".
Ba năm trước, anh Lục Hoa Huy "rời khỏi nông thôn" lại "trở về nông thôn". Anh Huy và bốn người khác cũng là con em của lao động nông dân vào thành phố làm công thế hệ thứ 2 đã cùng thành lập Hợp tác xã rau củ quả Huy Xán Thượng Hải. Họ thông qua chuyển nhượng nhận khoán kinh doanh 100 mẫu đất, trong đó 60 % dùng để trồng dâu tây. Con em lao động nông dân vào thành phố làm công thế hệ thứ 2 có ý nghĩ mới về trồng dâu tây. Phong Kinh là thị trấn cổ vùng Giang Nam, là danh lam thắng cảnh du lịch của ngoại ô Thượng Hải. Làm nghề nông ở đây cần phải giỏi làm "Nông nghiệp +", dấu cộng thứ nhất phải cộng với du lịch, đưa ra mô hình du lịch hái dâu tây.
Hoa quả như dâu tây, khi còn tươi là của quí, khi không còn tươi lập tức "rẻ như bèo". Con của lao động nông dân vào thành phố làm công thế hệ thứ 2 tự có cách kinh doanh dâu tây của họ. Cách tiêu thụ dâu tây truyền thống là hái đúng lúc, đóng gói ngay, vận chuyển ngay, đưa vào nội thành ngay, vào cửa hàng và lên kệ ngay, cho dù các khâu hoàn thành sít sao, không thể tốt hơn được cũng rất khó "Cướp thời gian, cướp tốc độ" để dâu tây được tươi. Chỉ có du lịch hái dâu tây mới có thể để cho người tiêu dùng ăn "trên cành", được ăn dâu tây tươi ngon nhất. Hiện nay, cứ đến thứ bảy chủ nhật hàng tuần, giới trẻ nội thành lũ lượt lái xe đưa con đến vườn dâu tây của anh, đích thân trải nghiệm niềm vui của thu hoạch hoa quả. Lúc đông nhất, chỉ một ngày có thể tiếp đón 200 – 300 người, đoàn xe xếp hàng rồng rắn hàng trăm mét. Anh Lục Hoa Huy giở cuốn sổ đăng ký, quý Một năm nay, hợp tác xã của anh đã tiếp đón hơn 3 nghìn lượt du khách đến hái dâu tây, doanh thu đạt gần 60 nghìn Nhân dân tệ.
"Nông nghiệp +" của con em lao động nông dân vào thành phố làm công thế hệ thứ 2 vẫn đang tiếp diễn. Có kinh nghiệm thành công về trồng cây dâu tây, Hợp tác xã Huy Xán có lòng tin, mạnh dạn từ trồng trọt đơn nhất chuyển sang đa dạng hóa. Diện tích trồng trọt của hợp tác xã cũng từ 100 mẫu mở rộng đến gần 250 mẫu, ngoài dâu tây ra, bắt đầu trồng rau sạch, bao gồm gần 40 mẫu dưa chuột, 3 mẫu nấm hương, 5 mẫu hành tây, 3 mẫu xúp lơ. "Nông nghiệp +" của hợp tác xã rất thực tế, trước tiên là hợp tác với Xưởng chế biến rau xanh Ngân Long của địa phương, mở ra con đường tiêu thụ rau sạch cho mình, thêm một dấu "+". Sau đó lại hợp tác với mặt bằng thương mại mạng Internet chín muồi, khai thác khách hàng mới trên trang web mua sắm, lại thêm một dấu "+". Trong mùa bán dưa chuột sạch, bình quân mỗi ngày bán hơn 3 tấn, ngày cao nhất lên tới 5 tấn.