"Con gái tôi vừa tròn 6 tuổi, sau khi về quê đã vào học tại trường Tiểu học Trung tâm ở thị trấn. Thị trấn còn xây dựng một trường trung học mới theo tiêu chuẩn như các trường trung học ở huyện". Chị Hoàng Anh cho phóng viên biết, thị trấn Các Sơn, thành phố Chương Thụ, nơi chị đang sinh sống đã triển khai thực hiện đô thị hoá ngay tại địa phương liên kết các thị trấn với các thôn xóm, cơ sở dịch vụ cơ bản ở thị trấn và các thôn làng xung quanh được hoàn thiện ở mức lớn, thị trấn và thôn làng xung quanh ngày càng giống phố huyện.
Làm việc cho các doanh nghiệp, có siêu thị mua sắm, có công viên vui chơi, trên đường phố có biển báo giao thông, có nhà máy tập trung xử lý chất thải rắn và nước thải... Ở quê cũng có được cuộc sống như ở đô thị, điều này khiến chị Hoàng Anh kiên định niềm tin phát triển ở quê hương. Hiện nay, chị làm tại một nhà máy sản xuất rượu ở thị trấn, mức lương là hơn 20 nghìn Nhân dân tệ/năm.
Cách đây không lâu, Văn phòng Quốc vụ viện Trung Quốc in và phân phát "Ý kiến về ủng hộ lao động nông dân vào thành phố làm công về quê lập nghiệp", ủng hộ những người như lao động nông dân vào thành phố làm công, v.v. về quê lập nghiệp. Bên cạnh đó, những ngành nghề ở vùng duyên hải miền Đông từng bước chuyển sang vùng miền Trung và miền Tây, cũng tạo cơ sở ngành nghề tốt đẹp cho lao động nông dân vào thành phố làm công về quê lập nghiệp.
Lao động nông dân vào thành phố làm công trở về quê và sự phát triển ngành nghề ở vùng miền Trung và miền Tây đã khiến công cuộc đô thị hoá ngay tại địa phương được đẩy mạnh một cách vững chắc, một lượng lớn nông dân cũng được thụ hưởng đãi ngộ sản xuất và sinh hoạt như cư dân đô thị ngay tại quê mình.
Thành phố Chương Thụ nơi chị Hoàng Anh sinh sống là thành phố cấp huyện thuộc sự quản lý của thành phố Nghi Xuân. Kể từ tháng 6 năm 2013, thành phố Nghi Xuân đã triển khai thí điểm đô thị hoá 19 thị trấn có cơ sở kinh tế khá tốt, lợi thế so sánh khá rõ rệt, tiềm năng phát triển khá lớn, áp dụng phương thức thị trấn liên kết với các thôn xóm, đưa các thôn xóm nằm trong bán kính 1 ki-lô-mét xung quanh thị trấn triển khai thí điểm vào phạm vi liên kết, xây dựng thị trấn theo tiểu chuẩn xây dựng huyện lị, thông qua hoàn thiện chức năng dịch vụ cơ sở của thị trấn để phát huy vai trò bức xạ và lôi kéo của thị trấn, tăng nhanh nhịp bước thúc đẩy bà con nông dân xung quanh hội nhập công cuộc xây dựng đô thị hoá.
"Phương thức phát triển đô thị kiểu mới lấy thị trấn làm cốt lõi, bức xạ các thôn xóm xung quanh, tương đối phù hợp nội hàm nhất thể hoá thành thị và nông thôn, tránh xuất hiện những vấn đề như 'bệnh đô thị', 'nông thôn bị rỗng tuếch", v.v. do đô thị hoá mang lại". Thị trưởng thành phố Nghi Xuân Tưởng Bân cho biết, phương thức liên kết thị trấn với các thôn xóm làm cho bà con nông dân "không phải rời khỏi quê hương", có thể thực hiện đa số mục tiêu đô thị hoá như tìm được việc làm phi nông nghiệp, sinh hoạt trong cộng đồng, v.v. ngay ở quê, cũng giảm thiểu sức ép kinh tế cho nông dân về mua nhà và thuê nhà trong quá trình đô thị hoá. Thông qua đô thị hoá ngay tại địa phương, thành phố Nghi Xuân đã có hơn 300 nghìn nông dân được hưởng đãi ngộ sản xuất và sinh hoạt như cư dân đô thị ngay ở quê.
Cùng với những năm qua, rất nhiều ngành nghề ở vùng duyên hải miền Đông Trung Quốc chuyển sang vùng miền Trung và miền Tây, bán kính ra ngoài làm thuê của nhiều nông dân ở vùng miền Trung và miền Tây đã từ hàng trăm hàng nghìn ki-lô-mét trước kia thu hẹp đến hàng chục, thậm chí một vài ki-lô-mét. Chính phủ ra sức thúc đẩy lao động nông dân vào thành phố làm công về quê lập nghiệp, mang lại cho vùng miền Trung và miền Tây một lực lượng lao động có tiền vốn, có kỹ thuật và kinh nghiệm quản lý.
Thị trấn Thạch Não, thành phố Cao An, tỉnh Giang Tây tiếp nhận các ngành công nghiệp từ vùng duyên hải chuyển sang như gốm sứ xây dựng, quang điện, phụ tùng ô-tô, v.v., hình thành khu công nghiệp có quy mô như ở huyện. Tổ trưởng tổ nông dân của thôn Cảng Bối và thôn Mai Gia, thị trấn Thạch Não Mai Tuyết Phi cho biết, cả thôn có khoảng 180 lao động, trước kia đa số làm thuê ở các tỉnh khác, hiện nay 90% đã về quê làm việc, mức lương bình quân của mỗi lao động là 2000-3000 Nhân dân tệ/tháng.
Ông Doãn Tiểu Kiện, Phó Giám đốc Sở Nghiên cứu kinh tế nông thôn Viện Khoa học xã hội tỉnh Giang Tây phân tích rằng, một số khu vực ở vùng miền Trung và miền Tây đã có đủ cơ sở ngành nghề cần thiết cho đô thị hoá ngay tại địa phương và điều kiện xã hội tốt đẹp.
Một số khu vực ở Trung Quốc đã tăng nhanh nhịp bước tìm tòi thực hiện đô thị hoá ngay tại địa phương. Ngoài một số khu vực ở tỉnh Giang Tây ra, tỉnh Cam Túc, tỉnh Quý Châu và một số tỉnh khác cũng đang tìm tòi. Tỉnh Cam Túc đã triển khai thí điểm đô thị hoá kiểu mới tại 15 huyện và 30 thị trấn, tiến hành cải cách chế độ hộ khẩu nhằm xoá bỏ sự khác biệt giữa thành thị và nông thôn, trù tính chung các biện pháp an sinh xã hội như khám chữa bệnh, đi học, dưỡng lão, đảm bảo mức sống tối thiểu, nhà ở, v.v. Tại thị trấn Bao Hãn, thành phố Lâm Hạ, địa phương tận dụng hàng chục triệu Nhân dân tệ tiền vốn của các dự án như dự án cải tạo nhà ở nguy hiểm và cũ ở nông thôn, dự án xây dựng đường xá nông thôn, v.v., để hoàn thiện cơ sở hạ tầng, thu hút nhiều nông dân tự nguyện đến sống ở thị trấn.
Hoạt động Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Trung Quốc-Việt Nam lần thứ 18 đã diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam 2018/08/15 |
Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam tổ chức Lễ trao học bổng Chính phủ Trung Quốc năm 2018 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |