Chị Tần Lan Anh 39 tuổi, là giáo viên môn văn của một trường tiểu học thí điểm. Công việc dạy học của cô rất bận rộn, cô sinh con vào năm 32 tuổi, khi con trai cô vừa lên 5 tuổi, cô đã cho con đi học lớp một, cô đặt tiêu chuẩn cho con là mỗi lần thi đều phải đạt 100 điểm. Trường hợp con thi điểm 98, cô Tần Lan Anh liền mắng con rằng: "50% các con trong lớp của mẹ đều thi 100 điểm, vì sao con lại không đạt được hả con..." Cứ thế, cô Tần Lan Anh cảm thấy mình rất thất bại, dạy con người khác rất tốt, sao con mình lại ngu thế. Có lần con cô chỉ thi được 72 điểm, vậy là cô Tần Lan Anh đã để lại di chúc, rồi uống luôn nửa lọ thuốc an thần, may là được phát hiện sớm mới giữ lại được tính mạng.
Chuyên gia cho biết, thời kỳ đầu mắc bệnh trầm cảm có những triệu chứng rõ rệt, như tinh thần sa sút, tư duy chậm chạp hoặc mất ngủ, nếu phát hiện sớm, điều trị sớm, hoàn toàn có thể làm dịu chứng bệnh. Song điều đáng tiếc là, hầu như 90% người bệnh đều để đến nỗi "không điều trị không được nữa" mới đi khám bác sĩ, gây thiệt hại lớn cả về kinh tế lẫn tinh thần cho bản thân mình.
Trường hợp thỉnh thoảng xuất hiện chứng tinh thần sa sút là chuyện bình thường, song nếu hiện tượng này kéo dài 1-2 tuần, thì cần phải coi trọng đúng mức. Ví dụ như có thể làm dịu triệu chứng bằng hình thức tập thể dục, trao đổi với người khác v.v, nếu như không thu được hiệu quả, cần phải đi khám bác sĩ. Tỷ lệ tử vong của chứng trầm cảm nặng chiếm từ 10-15%, nhưng vẫn có thể đề phòng từ mức độ nhất định. Hiện nay, miễn là phát hiện sớm và điều trị sớm chứng trầm cảm, thì tỷ lệ chữa khỏi bệnh sẽ đạt trên 90%.
Thực ra, mỗi người chúng ta đều có thể rơi vào cảnh trạng thái tinh thần không được vui vẻ, cho nên biết cách giải tỏa là điều hết sức quan trọng. Sinh hoạt đều độ, hàng ngày đi bộ với con và các thành viên gia đình khác từ 40-50 phút, hít thở không khí trong lành, thổ lộ những điều không vui, thường xuyên nghe nhạc nhẹ nhịp điệu khoan khoái, tập thể dục v.v đều có lợi cho làm dịu chứng trầm cảm.
Bên cạnh đó, có thể áp dụng biện pháp tự nói chuyện một mình bằng cách nói chuyện với chiếc ghế đặt trước mặt. Cụ thể là đặt chiếc ghế trước mặt mình, cứ nghĩ rằng có một người ngồi trên chiếc ghế đó đang chăm chú nghe mình thổ lộ nỗi buồn và nỗi khổ trong lòng. Cụ thể là nói chuyện một mình một cách tự nhiên, nào là khóc lóc, nào là chửi mắng, nào là đấm đá, nào là vỗ ngực, như vậy, không những giữ được thể diện cho mình, mà còn có thể làm dịu được tâm trạng xấu.
Nếu có người nhà mắc bệnh trầm cảm, thì các thành viên gia đình nên làm như thế nào? Chuyên gia nhắc nhở rằng không nên nhấn mạnh quá mức bệnh trầm cảm của người nhà, mà phải mờ nhạt hóa khái niệm của bệnh trầm cảm. Người nhà trước hết phải phối hợp chặt chẽ với bác sĩ, áp dụng biện pháp điều trị một cách hệ thống, chính quy và lâu ngày, làm hậu thuẫn vững mạnh về tình cảm và vật chất của người bệnh, an ủy bệnh nhân. Ngoài ra, người nhà phải học hỏi những kiến thức cơ bản về khoa tâm thần, quan sát sự thay đổi tâm trạng của người bệnh, đề phòng người bệnh nảy sinh hiện tượng tự sát, tránh nhấn mạnh bệnh tình trước mặt người bệnh, v.v.
Hoạt động Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Trung Quốc-Việt Nam lần thứ 18 đã diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam 2018/08/15 |
Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam tổ chức Lễ trao học bổng Chính phủ Trung Quốc năm 2018 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |