Đây lại là một tiến triển mới giành được về "ruộng nhỏ gộp thành ruộng lớn" ở nông thôn huyện Long Châu Quảng Tây, liên quan tới tập trung cải tạo san bằng "Ruộng dốc thành ruộng bậc thang" của ba thôn xóm liền nhau, dồn các mảnh ruộng nhỏ thành những thửa ruộng lớn mà bà con nông dân bấy lâu mong mỏi, đã được dùng để trồng đường có sản lượng và hàm lượng đường cao.
Chị Nông Tú Phương, nông dân thôn Tân Liên cho biết, lần này nhà tôi có 19 mảnh dồn lại thành thửa ruộng lớn, chất lượng đất đai và điều kiện canh tác đều rất tốt, tổng diện tích hơn 8 mẫu không thay đổi. Nhắc đến trước đây trồng trọt trên những mảnh ruộng nhỏ, chị Phương lắc đầu cho biết, trước đây ruộng nhà chị không gần đường, khi chặt mía phải đợi nông hộ gần đường chặt trước, không thì không có đường đi. Lái máy cày loại nhỏ đến chân núi lại phải có mấy người khiêng xuống ruộng, cày xong lại trèo dốc khiêng lên, rất phiền phức.
Huyện Long Châu Quảng Tây nằm ở biên giới Trung – Việt là vùng núi đá vôi điển hình, do địa hình đặc thù, nên trước đây nông dân nhận khoán đất vừa vụn lại nhỏ, quần chúng địa phương thường nói đùa là "Châu chấu nhảy một cái qua ba mảnh ruộng, mũ cói tung một cái không thấy đất đâu", do ruộng nhỏ, nên canh tác và gặt hái khá khó khăn. Ngoài ra, mô hình truyền thống kinh doanh phân tán của các nông hộ đã kiềm chế rõ rệt sự phát triển nông nghiệp hiện đại.
Ông Tần Côn, Bí thư Huyện ủy Long Châu cho biết, năm 1996, "Ruộng nhỏ gộp thành ruộng lớn" do một số nông hộ xã Thượng Long tự phát động, những năm gần đây trước sự khuyến khích và hộ trợ tiền vốn của chính quyền, ngày càng nhiều nông dân tự phát tham gia hoạt động này. Theo số liệu của cơ quan quản lý đất đai địa phương, diện tích đất canh tác của huyện Long Châu khoảng 750 nghìn mẫu, đến nay đã có khoảng 240 nghìn mẫu thực thi "Ruộng nhỏ gộp thành ruộng lớn", sau khi phá bỏ bờ ruộng, nhặt đá sỏi, đào mương, "Ruộng vuông vức, đường thông suốt, mương nối liền" đã trở thành bức tranh mới của nông thôn địa phương.
Ông Trương Cường, Chủ nhiệm Ban hợp nhất đất đai Cục Đất đai huyện Long Châu cho biết, gộp ruộng có nghĩa là gộp những mảnh ruộng nhận khoán thành những thửa ruộng lớn có điều kiện canh tác càng tốt hơn. Để bảo đảm quyền lợi của nông dân, "Ruộng nhỏ gộp thành ruộng lớn" kiên trì để nông dân tự nguyện tham gia, phương án gộp ruộng sẽ do nông dân bàn bạc quyết định một cách dân chủ.
Xóm Ná Noãn thôn Vũ Quyền xã Thượng Long có 287 người, trong đó có hơn 110 người quanh năm làm ăn ở nơi khác, ruộng đất chỗ thì bỏ hoang, chỗ thì trồng mía không có người chăm bón. Ông Hà Trọng Hạo cùng một số nông hộ trồng trọt qui mô lớn đã dẫn đầu mở Hợp tác xã trồng mía, thông qua "Ruộng nhỏ gộp thành ruộng lớn" để gộp ruộng đất trong xóm Ná Noãn thành những thửa ruộng lớn.
Phóng viên được biết, "Ruộng nhỏ gộp thành ruộng lớn" ở các nơi phải đầu tư bình quân tối thiểu 1500 Nhân dân tệ/mẫu, hiện nay chủ yếu dựa vào sự hỗ trợ tài chính của địa phương.
Hoạt động Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Trung Quốc-Việt Nam lần thứ 18 đã diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam 2018/08/15 |
Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam tổ chức Lễ trao học bổng Chính phủ Trung Quốc năm 2018 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |