Hiệp hội Viễn thông Tài chính liên ngân hàng toàn cầu (SWIFT) công bố số liệu theo dõi mới nhất cho thấy, từ tháng 1 đến tháng 4 năm nay, trong tổng lượng thanh toán giữa Trung Quốc đại lục và Hồng Công Trung Quốc với các nước và vùng lãnh thổ của khu vực châu Á-Thái Bình Dương, tỷ lệ sử dụng đồng Nhân dân tệ lên tới 31%, trong khi đó, tỷ lệ sử dụng đô-la Mỹ trong tháng 4 chỉ là 12,3%, tỷ lệ sử dụng đồng Yên Nhật và đô-la Hồng Công cũng có phần giảm xuống.
Trong 3 năm qua, lượng thanh toán bằng đồng Nhân dân tệ giữa các nước và vùng lãnh thổ của khu vực châu Á -Thái Bình Dương với Trung Quốc đại lục và Hồng Công Trung Quốc đã tăng 327%, đồng Nhân dân tệ từ đồng tiền thanh toán lớn thứ 5 trở thành lớn nhất trong khu vực châu Á -Thái Bình Dương.
Nhà phân tích cho biết, việc giành được ngôi đầu này là cột mốc quan trọng trong tiến trình quốc tế hoá đồng Nhân dân tệ. Cùng với tài khoản vốn Trung Quốc tăng cường mở cửa và vốn đầu tư trực tiếp ra nước ngoài phát triển nhanh chóng, xu thế quốc tế hoá đồng Nhân dân tệ được đẩy mạnh.
Ông Michael Moon, trưởng bộ phận thanh toán khu vực châu Á-Thái Bình Dương tại SWIFT nói: "Khu vực châu Á -Thái Bình Dương đang đi trên con đường sử dụng toàn diện đồng Nhân dân tệ".
Từ việc Ngân hàng Trung ương Trung Quốc ký hiệp định hoán đổi tiền tệ với ngân hàng trung ương của các nước xung quanh, đến xây dựng Trung tâm tài chính thanh toán bằng đồng Nhân dân tệ tại hải ngoại, từ đưa ra các sản phẩm tài chính tính bằng đồng Nhân dân tệ, đến đơn giản hoá trình tự nghiệp vụ sử dụng đồng Nhân dân tệ trong thanh toán thương mại quốc tế, Trung Quốc đưa ra hàng loạt chính sách khiến tỷ lệ sử dụng đồng Nhân dân tệ trên toàn cầu tăng trưởng nhanh chóng.
Hiện nay, đồng Nhân dân tệ duy trì vị trí đồng tiền thanh toán lớn thứ 5 trên thế giới, chiếm 2,07% tổng kim ngạch thanh toán trên thế giới. Cùng với Trung tâm tài chính thanh toán bằng đồng Nhân dân tệ tại hải ngoại phát triển bừng bừng, quy mô phát hành trái phiếu bằng đồng Nhân dân tệ tại thị trường hải ngoại không ngừng mở rộng, ngân hàng trung ương của nhiều nước quyết định đưa đồng Nhân dân tệ vào danh mục tiền tệ dự trữ.
Ông Lý Lưu Dương, Nhà phân tích hàng đầu về thị trường tài chính Công ty Bank of Tokyo-Mitsubishi UFJ, Trung Quốc cho biết, sự hỗ trợ mạnh mẽ về mặt chính sách thúc đẩy quốc tế hoá đồng Nhân dân tệ là nguyên nhân chính khiến đồng Nhân dân tệ trở thành đồng tiền số 1 trong thanh toán thương mại giữa Trung Quốc và các nước, vùng lãnh thổ của khu vực châu Á – Thái Bình Dương.
Kể từ năm 2008 đến nay, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc đã ký hiệp định hoán đổi tiền tệ với ngân hàng trung ương của hơn 20 nước với tổng kim ngạch lên tới hơn 2.000 tỷ Nhân dân tệ.
Trung Quốc đã xác định ngân hàng thanh toán bằng đồng Nhân dân tệ tại 15 trung tâm tài chính quốc tế. Vài tháng trước đó, cùng với sự ra mắt của những trung tâm thanh toán bằng đồng Nhân dân tệ tại hải ngoại ở nhiều địa phương trên thế giới, phạm vi sử dụng đồng Nhân dân tệ trên trường quốc tế được mở rộng liên tục. Những trung tâm thanh toán bằng đồng Nhân dân tệ tại hải ngoại mới nằm ở Băng Cốc, Đô-ha, Phrăng-phuốc, Cu-a-la Lăm-pơ, Lúc-xăm-bua, Pa-ri, Xơ-un, Tô-rôn-tô, Xít-ni, v.v.
Trong thời gian chuyến thăm châu Mỹ La-tinh của Thủ tướng Lý Khắc Cường, Trung Quốc đã ký hiệp định hoán đổi tiền tệ với Chi-lê, Xan-ti-a-gô trở thành nơi sở tại của ngân hàng đầu tiên thanh toán bằng đồng Nhân dân tệ ở khu vực châu Mỹ La-tinh. Trung Quốc cấp hạn ngạch 50 tỷ Nhân dân tệ cho các nhà đầu tư Chi-lê theo chương trình "Tổ chức đầu tư nước ngoài đủ tiêu chuẩn đầu tư bằng đồng Nhân dân tệ" (RQFII).
Những năm qua, do Mỹ thực hiện 3 vòng chính sách nới lỏng định lượng cũng như Cục Dự trữ Liên bang Mỹ sắp nâng lãi suất vòng mới, nên đồng đô-la Mỹ xuất hiện bấp bênh mạnh. Đứng trước rủi ro này, các nước khu vực châu Á – Thái Bình Dương càng nghiêng về trực tiếp thanh toán bằng đồng Nhân dân tệ khi tiến hành hoạt động thương mại với Trung Quốc.
Ông Bạch Minh, Nghiên cứu viên Viện Nghiên cứu Hợp tác Kinh tế thương mại quốc tế Bộ Thương mại Trung Quốc nói: "Cùng với cuộc cải cách cơ chế hình thành tỷ giá đồng Nhân dân tệ từng bước được thực hiện, ngoài tỷ giá mở rộng phạm vi dao động trên cơ sở bám sát thị trường, đồng Nhân dân tệ duy trì ổn định trong đa số trường hợp, đây cũng là bối cảnh quan trọng mà nhiều nước khu vực châu Á – Thái Bình yên tâm khi sở hữu và sử dụng đồng Nhân dân tệ".
Hiệp hội Viễn thông Tài chính liên ngân hàng toàn cầu (SWIFT) ra báo cáo cho biết, đầu tư đang thay thế thương mại trở thành nhân tố thúc đẩy phổ cập đồng Nhân dân tệ. Biện pháp "Kết nối cổ phiếu Thượng Hải – Hồng Công" cho phép các nhà đầu tư nước ngoài sử dụng đồng Nhân dân tệ mua cổ phiếu trên sàn chứng khoán Thượng Hải, biện pháp này được thực thi đã hỗ trợ mạnh mẽ nhu cầu đối với đồng Nhân dân tệ, năm 2014, tỷ lệ nắm giữ trái phiếu Trung Quốc đại lục của các nhà đầu tư nước ngoài đã tăng 68% so với năm 2013.
Năm nay, Trung Quốc sẽ tiếp tục mở cửa thị trường vốn, nới lỏng biện pháp quản lý và kiểm soát đối với việc huy động vốn xuyên quốc gia, trong 6 tháng cuối năm nay có triển vọng đưa ra chương trình "Kết nối cổ phiếu Thâm Quyến – Hồng Công".
Ông Ôn Bân, Nhà kinh tế trưởng Ngân hàng Dân Sinh cho biết, chương trình "Kết nối cổ phiếu Thâm Quyến – Hồng Công" không những có thể nâng cao tính chuyển đổi của đồng Nhân dân tệ, mà còn sẽ tiếp tục khiến nhu cầu sử dụng đồng Nhân dân tệ trong mậu dịch quốc tế gia tăng.
Trước cuối năm nay, đồng Nhân dân tệ rất có thể được Quỹ Tiền tệ Quốc tế đưa vào giỏ định giá Quyền rút vốn đặc biệt (SDR). Nếu đồng Nhân dân tệ được đưa vào giỏ định giá Quyền rút vốn đặc biệt, sẽ nâng cao rõ rệt vị trí quốc tế của đồng Nhân dân tệ, khiến đồng Nhân dân tệ trở thành đồng tiền dự trữ, thúc đẩy càng nhiều nước và vùng lãnh thổ sử dụng đồng Nhân dân tệ.
Một báo cáo của Ngân hàng HSBC điều tra nghiệp vụ đồng Nhân dân tệ hướng tới doanh nghiệp toàn cầu cho thấy, đồng Nhân dân tệ đã lọt vào "mắt xanh" của gần 1/4 nhà quản lý các doanh nghiệp được hỏi trên toàn cầu, những doanh nghiệp này cho biết, đội ngũ nhà quản lý đã đưa cơ hội phát triển do quốc tế hoá đồng Nhân dân tệ mang lại vào nghị trình làm việc.
"Báo cáo về quốc tế hoá đồng Nhân dân tệ năm 2014" do Viện Nghiên cứu tiền tệ quốc tế trường Đại học Nhân dân Trung Quốc công bố dự kiến, đồng Nhân dân tệ có triển vọng trở thành đồng tiền lớn thứ 3, đứng sau đô-la Mỹ và đồng ơ-rô vào trước năm 2020.
Ông Bạch Minh cho biết, cùng với Khu vực Mậu dịch tự do Trung Quốc – ASEAN, Khu vực Thương mại tự do Trung Quốc – Hàn Quốc, "Một vành đai, một con đường", v.v. tiếp tục được triển khai, tiến trình quốc tế hoá đồng Nhân dân tệ sẽ được đẩy mạnh.
Hoạt động Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Trung Quốc-Việt Nam lần thứ 18 đã diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam 2018/08/15 |
Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam tổ chức Lễ trao học bổng Chính phủ Trung Quốc năm 2018 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |