"Y tổ" Trung Hoa Biển Thước, "Thần y" đời hậu Hán Hoa Đà, "Y thánh" đời Minh Lý Thời Trân, "Phương tổ" Trung y Trương Trọng Cảnh cùng được tôn vinh là bốn danh y bậc thầy thời cổ đại Trung Quốc. Sau đây xin giới thiệu hai danh y Biển Thước và Hoa Đà.
Biển Thước
Biển Thước ( năm 407-310 trước Công nguyên ) họ Cơ, thị Tần, tên Việt Nhân, hiệu là Lư Y, là danh y thời Xuân Thu Chiến Quốc. Biển Thước quê ở quận Tam Xuyên (huyện Thang Âm tỉnh Hà Nam hiện nay) nước Ngụy thời Xuân Thu Chiến Quốc. Do có y thuật cao siêu, ông được tôn vinh là Thần y, vì vậy, người dân lúc bấy giờ đã gọi ông theo danh hiệu "Biển Thước", tức Thần y thời Hoàng Đế ghi trong thần thoại Thượng cổ, người đời sau cũng tôn vinh ông là ông tổ của Trung y học.
Hồi còn trẻ, Biển Thước học y ở Trường Tang Quân, chủ yếu kế thừa những y thuật và đơn thuốc cổ truyền, cấm lộ ra bên ngoài, ông giỏi về tất cả các khoa. Ví dụ như: phụ khoa đời Triệu, khoa tai-mũi-họng-răng-hàm mặt đời Chu, khoa nhi đời Tần, nổi tiếng gần xa. Biển Thước đã sáng tạo phương pháp chẩn đoán "vọng, văn, vấn, thiết" (nhìn, nghe, hỏi, sờ), đặt cơ sở chẩn đoán và phương pháp điều trị lâm sàng trong lĩnh vực Trung y. Qua cuốn "Sử ký" bất hủ của Tư Mã Thiên và một số sách kinh điển của đời Tần, người ta có thể cảm nhận được cuộc đời vừa chân thật vừa truyền kỳ của Biển Thước. Tương truyền rằng, bộ sách Trung y kinh điển "Nan kinh" là tác phẩm của Biển Thước.
Hoa Đà
Hoa Đà (khoảng năm 145-208), là nhà y học nổi tiếng cuối đời Đông Hán, tự Nguyên Hóa, tên Phổ, dân tộc Hán, quê ở Bái Quốc Tiều (huyện Bột Châu tỉnh An Huy hiện nay). Hoa Đà cùng với Đổng Phụng và Trương Trọng Cảnh (Trương Cơ) được tôn vinh là "Ba Thần Y Kiến An".
Thời trẻ, Hoa Đà từng du học ở ngoài, miệt mài nghiên cứu y thuật mà không theo đuổi con đường làm quan. Hoa Đà có y thuật toàn diện, đặc biệt giỏi về ngoại khoa, phẫu thuật cao siêu, được người đời sau tôn vinh là "Thánh thủ khoa ngoại", "Tổ sư khoa ngoại". Hoa Đà thông thạo nội khoa, phụ khoa, nhi khoa và châm cứu, trong đó giỏi nhất là khoa ngoại, dấu chân của Hoa Đà đi khắp các nơi An Huy, Hà Nam, Sơn Đông, Giang Tô,... Hoa Đà từng tiến hành ca mổ bụng cho bệnh nhân sau khi gây mê bằng "Ma phị tản", đó là ghi chép sớm nhất thế giới về ứng dụng thuốc gây tê toàn bộ cơ thể để tiến hành phẫu thuật cho người bệnh trong lịch sử y học thế giới. Bên cạnh đó, Hoa Đà còn mô phỏng động thái của các động vật hổ, hươu, gấu, vượn và chim, sáng tác bài thể dục mang tên "Ngũ cầm chi hý", hướng dẫn mọi người rèn luyện sức khỏe. Về sau, ông bị sát hại do không hưởng ứng lời kêu gọi chinh chiến của Tào Tháo, tác phẩm "Thanh Nang Thư" của Hoa Đà đã thất lạc. Hiện nay, thành phố Thương Khưu, tỉnh Hà Nam, Trung Quốc còn có "Đền Hoa Đà" và một số di tích khác của ông.
Hoạt động Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Trung Quốc-Việt Nam lần thứ 18 đã diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam 2018/08/15 |
Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam tổ chức Lễ trao học bổng Chính phủ Trung Quốc năm 2018 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |