Giáo sư Kim Chiếm Minh, Khoa Sáng tạo lập nghiệp và Chiến lược, Học viện Quản lý Kinh tế, trường Đại học Thanh Hoa nói: "Một số du khách ra nước ngoài mua hàng tiêu dùng, không loại trừ nguyên nhân tâm lý chạy theo đám đông và đua đòi". Nhưng, giới doanh nghiệp cũng phải suy ngẫm lại nguyên nhân người Trung Quốc thích mua hàng tiêu dùng ở nước ngoài.
Theo Giáo sư, điều này vừa liên quan trực tiếp tới mức sống nhân dân được nâng cao, vừa phản ánh việc doanh nghiệp chế tạo của Trung Quốc vẫn có sự bất cập về chất lượng, thiết kế, tiếp thị, v.v.
Du khách Trung Quốc mua sắm ở hải ngoại đang bước vào thời kỳ tăng trưởng nhanh chóng. Theo số liệu thống kê của Bộ Thương mại, năm 2014, tổng mức chi tiêu của du khách Trung Quốc ở nước ngoài đã lên tới hơn 1000 tỷ Nhân dân tệ.
Có bình luận cho rằng, tầng lớp trung lưu của Trung Quốc ngày một đông đảo, người tầng lớp này theo đuổi chất lượng cuộc sống, sẵn sàng mua sản phẩm chất lượng cao với giá đắt. Xem xét đến sự khác biệt về chủng loại, chất lượng và giá cả của các mặt hàng giữa Trung Quốc và nước ngoài, nhiều người lựa chọn đi mua sắm ở nước ngoài.
Chị Lý đã sinh sống 11 năm ở Nhật Bản có sự cảm nhận sâu sắc về điều này. Mỗi lần về nước, chị đều bị bạn bè yêu cầu "mua hộ" không ít sản phẩm. Theo chị, chất lượng của sản phẩm Nhật Bản chưa chắc đã tốt hơn sản phẩm "Made in China", nhưng có đặc điểm riêng của nó.
"Nhật Bản có chủng loại đồ dùng hàng ngày rất phong phú nhằm vào người tiêu dùng ở tầng lớp khác nhau". Chị Lý cho biết, những đồ dùng mà du khách Trung Quốc mua ở Nhật Bản như nồi cơm điện v.v. đều là sản phẩm cấp cao có giá đắt, nhưng rất thông minh, phù hợp với yêu cầu của người tiêu dùng".
Theo chị, du khách Trung Quốc đi mua sắm ở Nhật Bản chủ yếu coi trọng chất lượng và tính năng của sản phẩm, không để ý đến giá cả. Còn ở Trung Quốc, chị ít thấy những sản phẩm cấp cao giá đắt chất lượng tốt như vậy.
Chủ tịch Tập đoàn thời thượng Hoa Chi Nghị tỉnh Chiết Giang Trương Hoa Minh có cảm nhận tương tự. Ông nói: "Tôi thường xuyên đi nước ngoài, cũng lựa chọn, mua sắm và sử dụng sản phẩm nước ngoài". Ông cho biết, mặc dù Trung Quốc đã trở thành "Công xưởng của thế giới", nhưng sản phẩm chất lượng cao về ăn, mặc, ở và đi lại vẫn tồn tại khoảng cách khá lớn so với một số nước phát triển.
Ông Trương Minh Hoa cho rằng, sản phẩm "Made in China" cất bước chưa lâu về tìm tòi, nghiên cứu khai thác sản phẩm chất lượng cao, trong khi đó nhu cầu đa dạng và thể hiện cá tính đã dần dần hình thành trên thị trường quốc tế, có khoảng cách giữa cung và cầu.
Ngoài cung ứng sản phẩm cấp cao chưa đủ ra, phương thức sản xuất truyền thống của các doanh nghiệp Trung Quốc cũng ảnh hưởng tới thái độ chấp nhận của người tiêu dùng đối với sản phẩm "Made in China".
Theo nhân sĩ trong ngành, nhiều sản phẩm Trung Quốc có chất lượng không kém gì so với sản phẩm nước ngoài, nhưng đại đa số doanh nghiệp chế tạo của Trung Quốc vẫn dừng lại giai đoạn gia công cho nước ngoài, chưa xây dựng sản phẩm mình thành thương hiệu mà người tiêu dùng công nhận.
Ông Vương Kiến Nghiệp, Chủ tịch điều hành Phân hội sản phẩm thiết bị vệ sinh, nội thất phòng tắm thuộc Hiệp hội Gốm sứ xây dựng và thiết bị vệ sinh Trung Quốc nói: "Xét từ công nghệ nắp xí bệt rửa tự động, doanh nghiệp Trung Quốc không thua kém thương hiệu quốc tế, nhưng quả thật tồn tại khoảng cách rõ rệt về độ nhận biết thương hiệu".
Ông cho biết, sản xuất quy mô sản phẩm thiết bị vệ sinh, nội thất phòng tắm đòi hỏi vốn đầu tư lớn, trong tình huống thị trường tiếp nhận chưa cao, nhiều doanh nghiệp chỉ làm công tác nâng cao công nghệ, còn nhiều doanh nghiệp chỉ gia công cho thương hiệu quốc tế.
Trong thời gian dài, không ít sản phẩm "Made in China" có ưu thế về giá thành. Còn hiện nay biết bao khó khăn như giá thành sản xuất leo thang, mất người tiêu dùng... lại ùn ùn kéo đến.
Ông Kim Chiếm Minh cho biết, doanh nghiệp Trung Quốc muốn giữ chân người tiêu dùng, cần phải bám sát nhu cầu mới nổi trên thị trường, tăng cường ý thức thương hiệu, chứ không nên dừng lại ở giai đoạn mô phỏng và gia công cho nước ngoài.
"Doanh nghiệp Trung Quốc cần phải học tập thái độ làm việc tỷ mỉ, không chút cẩu thả, luôn yêu cầu đạt chất lượng càng cao hơn của doanh nghiệp Đức và Nhật Bản". Ông Trương Minh Hoa nói, nguồn động lực hỗ trợ ngành chế tạo của Đức và Nhật Bản đứng đầu thế giới là tinh thần làm việc tỷ mỉ và tố chất người thợ. Doanh nghiệp Trung Quốc chỉ có sản xuất các sản phẩm chất lượng cao phục vụ ăn, mặc, ở và đi lại, mới có thể mang lại vinh quang cho sản phẩm "Made in China" trong cuộc cạnh tranh thị trường.
Theo một số nhà doanh nghiệp, sự sáng tạo và đổi mới của doanh nghiệp đòi hỏi môi trường xã hội tốt đẹp.
"Chính phủ phải làm tốt công tác xây dựng chế độ, để những người phấn đấu sáng tạo đổi mới có động lực tiến lên phía trước, những người bắt chước mô phỏng không nhúc nhích nổi một bước". Tổng Công trình sư Tập đoàn Giang Nam Hoàng Tác Hưng cho biết, chỉ có bảo vệ và tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ đến nơi đến chốn, mới có thể thu hút ngày càng nhiều doanh nghiệp đầu tư vào công việc sáng tạo đổi mới và nâng cấp sản phẩm.
Hoạt động Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Trung Quốc-Việt Nam lần thứ 18 đã diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam 2018/08/15 |
Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam tổ chức Lễ trao học bổng Chính phủ Trung Quốc năm 2018 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |