Những năm qua, ngày càng nhiều người tiêu dùng Trung Quốc thích lựa chọn dịch vụ du lịch trực tuyến, thông qua sử dụng các công cụ trực tuyến như điện thoại di động thông minh và công cụ thông tin di động, tự chủ lựa chọn điểm đến du lịch. Chị Dương Hâm cho biết, chỉ cần nhập từ then chốt phù hợp yêu cầu của mình vào trang mạng, là có thể nhận được thông tin về các sản phẩm tour tương ứng. Chị nói: "Chẳng hạn tôi đã lựa chọn tour cung cấp dịch vụ khách sạn 5 sao, dịch vụ bay thẳng và đưa đón khách tại sân bay, hơn nữa còn không bị ràng buộc bởi thời gian tập trung, nội dung tham quan du lịch, hoàn toàn phù hợp với yêu cầu du lịch nghỉ dưỡng là: Thoải mái, không phải bận tâm".
Số liệu của Tập đoàn tư vấn iResearch cho thấy, năm 2013, quy mô giao dịch thị trường dịch vụ du lịch trực tuyến của Trung Quốc là 220,46 tỷ Nhân dân tệ, tăng 29% so với năm 2012, dự kiến đến năm 2017, quy mô của thị trường này sẽ lên tới 465,01 tỷ Nhân dân tệ.
Giám đốc Viện Nghiên cứu Du lịch Trung Quốc Đới Bân cho biết, hiện nay hành vi tiêu dùng của cư dân dần dần từ thống nhất chuyển sang phân tán, cộng thêm sự phát triển của khoa học công nghệ như hệ thống thông tin di động, điện toán đám mây, dữ liệu lớn, v.v., so với mô hình du lịch tham quan truyền thống, du lịch trực tuyến phù hợp yêu cầu cá nhân, chú trọng chia sẻ và thể nghiệm cuộc sống ở điểm đến du lịch đã ngày càng được công chúng hoan nghênh.
Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ, hiện nay Trung Quốc có hơn 100 ứng dụng di động về dịch vụ du lịch trực tuyến, doanh thu qua ứng dụng di động liên tiếp tăng lên. Chẳng hạn, lấy ứng dụng về dịch vụ du lịch do Tập đoàn Du lịch Hải ngoại đưa ra, chỉ sau một tháng đi vào hoạt động, hơn 5000 cửa hàng trực tuyến đã mở cửa trong phạm vi toàn quốc, gần 20 nghìn du khách đặt mua các sản phẩm tour trực tuyến qua ứng dụng này, doanh thu qua ứng dụng này trong một tháng kể từ khi đi vào hoạt động đã đột phá 60 triệu Nhân dân tệ.
Chị Chu Hiểu Sảnh làm công tác tiếp thị sản phẩm tour nhiều năm tại một công ty du lịch ở Thẩm Dương cho biết, trong 30 năm qua, hãng du lịch và hướng dẫn viên luôn nằm ở vị trí trung tâm trên thị trường, sắm nhiều vai gồm nhà tổ chức, nhà sản xuất và người tiêu dùng. "Những năm qua, cùng với tư duy mạng In-tơ-nét được phổ cập, sản phẩm tour phù hợp với yêu cầu cá nhân dần dần trở thành sự lựa chọn đầu tiên của du khách, phương thức tham quan tập thể truyền thống cần phải được chuyển đổi mô hình".
Hội nghị Du lịch Trung Quốc năm 2015 diễn ra mới đây đã công bố số liệu, dự kiến năm 2015 số du khách tham gia các tour du lịch nội địa sẽ lên tới 3 tỷ 950 triệu lượt người, tăng 10%; số du khách xuất nhập cảnh lên tới 248 triệu lượt người, tăng 4,6%.
Song song với sự tăng trưởng của ngành du lịch, du lịch nghỉ dưỡng trực tuyến đã thu hút sự chú ý của mọi người, quy mô thị trường liên tiếp tăng mạnh. Theo công ty tư vấn Kình Lữ thống kê, năm 2013, trên thị trường du lịch trực tuyến của Trung Quốc, tổng doanh thu các sản phẩm tour du lịch nghỉ dưỡng là khoảng 29,3 tỷ Nhân dân tệ, năm 2010 con số này chỉ là 7,46 tỷ Nhân dân tệ.
Ông Dương Ngạn Phong, chuyên gia trưởng phân tích ngành nghề Viện Nghiên cứu Du lịch Trung Quốc chỉ rõ, so với các sản phẩm có tiêu chuẩn thống nhất như vé máy bay, khách sạn, vé tham quan, v.v., thị trường dịch vụ du lịch nghỉ dưỡng trực tuyến có nội hàm phong phú, nhưng tỷ lệ thâm nhập thị trường chỉ có 9,2%, thấp hơn nhiều so với tỷ lệ thâm nhập thị trường của vé máy bay là 40%, khách sạn là 20%, vì vậy, dịch vụ du lịch nghỉ dưỡng trực tuyến có không gian tăng trưởng to lớn.
Số liệu cho thấy, hiện nay quy mô thị trường du lịch nghỉ dưỡng trực tuyến là khoảng 300 tỷ Nhân dân tệ, nằm trong giai đoạn tăng trưởng cao, dự kiến trong 3 năm tới sẽ thực hiện tốc độ tăng trưởng khoảng 50%, cao hơn nhiều so với ngành du lịch. Ông Dương Ngạn Phong nói: "Trung Quốc có nhu cầu to lớn về du lịch nghỉ dưỡng, và sẽ thúc đẩy dịch vụ tắc-xi, căn hộ chung cư nghỉ dưỡng, v.v. tăng trưởng. Có thể dự kiến, thị trường du lịch nghỉ dưỡng trực tuyến sẽ trở thành lĩnh vực tăng trưởng cốt lõi trong du lịch trực tuyến".
Sản phẩm tour phù hợp với yêu cầu cá nhân đòi hỏi dịch vụ chất lượng cao và hệ thống tiếp đón hoàn thiện ở điểm đến, cũng đặt ra thách thức mới về năng lực quản lý và cung cấp dịch vụ công của chính phủ. Ông Đới Bân cho rằng, dịch vụ du lịch cung cấp các sản phẩm tour phù hợp với yêu cầu cá nhân có hệ thống mở cửa tương đối phân tán, tự chủ, cơ quan hữu quan cần phải nâng cao tính bền bỉ trong khi cung cấp dịch vụ, chú trọng các chi tiết dịch vụ như dán tiêu chí nhắc nhở, giao dịch thu ngân, WiFi, v.v., vừa phải giám sát quản lý vừa phải hỗ trợ các chủ thể cạnh tranh trên thị trường.
Hoạt động Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Trung Quốc-Việt Nam lần thứ 18 đã diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam 2018/08/15 |
Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam tổ chức Lễ trao học bổng Chính phủ Trung Quốc năm 2018 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |