Kể từ 6 tháng cuối năm 2013, sản lượng và lượng tiêu thụ xe ô-tô thương hiệu Trung Quốc đã trải qua "12 lần giảm liên tiếp". Cho đến tháng 9 năm 2014, sản lượng và lượng tiêu thụ mới bắt đầu tăng trở lại với mức nhỏ. Số liệu do Hiệp hội Ngành công nghiệp ô-tô Trung Quốc công bố cho thấy, trong hai tháng đầu năm nay, lượng tiêu thụ xe ô-tô thương hiệu Trung Quốc chiếm hơn 40% thị phần, còn thị phần của dòng xe Đức, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc và Pháp đã giảm rõ rệt, trong đó, lượng tiêu thụ dòng xe Nhật đã giảm hơn 40%. Lượng tiêu thụ dòng xe Đức chiếm 21,78% tổng lượng tiêu thụ ô-tô chở khách ở Trung Quốc, dòng xe Mỹ là 12,45%, Nhật là 10,57%, Hàn Quốc là 8,49%, Pháp là 3,23%.
Ngành công nghiệp ô-tô Trung Quốc bắt đầu phát triển từ hơn 30 năm trước, dựa vào thu hút vốn đầu tư và công nghệ của nước ngoài, thành lập công ty liên doanh tại Trung Quốc, từ đó đã ra đời một loạt thương hiệu của công ty liên doanh. Từ năm 2009 đến năm 2014, xe ô-tô của Trung Quốc đã liên tiếp 6 năm đứng đầu thế giới về sản lượng và lượng tiêu thụ, nhưng thương hiệu ô-tô chiếm giữ vị trí chủ đạo trên thị trường Trung Quốc không phải là thương hiệu của Trung Quốc, 70% thị phần bị thương hiệu của công ty vốn nước ngoài và thương hiệu của công ty liên doanh chiếm giữ.
Làm thế nào cạnh tranh với các thương hiệu của công ty vốn nước ngoài để thu hút khách hàng tại thị trường Trung Quốc, luôn là nhiệm vụ hàng đầu của các hãng ô-tô thương hiệu Trung Quốc. Tại thành phố Liễu Châu, Khu Tự trị dân tộc Choang Quảng Tây, thành phố mới nổi về ngành công nghiệp ô-tô của Trung Quốc, thương hiệu của hai hãng chế tạo ô-tô chủ chốt đang trỗi dậy. Trong hai tháng đầu năm nay, Hãng ô-tô Wuling, GM Thượng Hải đứng đầu Trung Quốc về lượng tiêu thụ ô-tô chở khách thương hiệu Trung Quốc, ô-tô mini do hãng này chế tạo được gọi là "ô-tô phù hợp tình hình thực tế Trung Quốc" vì đặc điểm thích hợp sử dụng, phù hợp mức chi tiêu của Trung Quốc trong giai đoạn hiện nay. Trong khi đó, sau khi thu hút công nghệ tiên tiến quốc tế, càng nhiều ô-tô thương hiệu Trung Quốc cũng bắt đầu phấn đấu chiếm càng nhiều thị phần vốn thuộc về các thương hiệu của công ty liên doanh.
Mặc dù ô-tô thương hiệu Trung Quốc vừa trỗi dậy, nhưng các hãng sản xuất ô-tô của Trung Quốc ngay từ sớm đã quan tâm đến thị trường hải ngoại. Năm 2007, những hãng ô-tô của Trung Quốc như Huachen, Cherry, Tập đoàn ô-tô số 1, Tập đoàn ô-tô Thượng Hải, v.v. đã lần lượt xây dựng nhà máy tại Hàn Quốc, Ác-hen-ti-na, Nga, In-đô-nê-xi-a.
Tháng 2 năm nay, Hãng ô-tô Wuling, GM Thượng Hải liên tiếp nhiều năm xưng hùng trên thị trường ô-tô mini ở Trung Quốc tuyên bố, dự định xây dựng một nhà máy tại In-đô-nê-xi-a, chế tạo nhiều mẫu ô-tô thương hiệu Trung Quốc, để thách thức quyền chủ đạo thị trường của các hãng ô-tô Nhật Bản ở địa phương. Tập đoàn ô-tô Đông Phương, Liễu Châu đã đi vào thị trường quốc tế 10 năm, hiện nay tại các nước ASEAN và châu Mỹ La-tinh đều có thể nhìn thấy ô-tô thương hiệu Trung Quốc thuộc công ty này, xe kéo của hãng này đứng đầu thị trường xe kéo của Mi-an-ma, chiếm 50% thị phần; xe tự đổ của hãng này đứng số 1 về thị phần tại thị trường In-đô-nê-xi-a.
Số liệu do Bộ Thương mại Trung Quốc công bố cho thấy, tính đến cuối tháng 9 năm 2014, được phê chuẩn của Bộ Thương mại, Trung Quốc cả thảy có 852 công ty thuộc lĩnh vực ô-tô ở nước ngoài, vốn đầu tư của Trung Quốc là 9,6 tỷ đô-la Mỹ, trong đó có 50 công ty chế tạo ô-tô nguyên chiếc với vốn đầu tư của Trung Quốc là 4 tỷ 167 triệu đô-la Mỹ.
Nhưng, trong quá trình thâm nhập thị trường nước ngoài, thì so với các thương hiệu ô-tô nước ngoài đã phát triển thuận lợi ở Trung Quốc, các hãng ô-tô thương hiệu Trung Quốc gặp phải rất nhiều khó khăn. Về các nhân tố gây khó khăn cho ô-tô thương hiệu Trung Quốc đi ra nước ngoài, trừ các nhân tố không nằm trong tầm kiểm soát như mức thuế, tình hình chính trị địa phương ra, một số nước đã sắp đặt "lớp lớp rào cản" trong thương mại như: thuế cao ngất ngưởng, chống bán phá giá, v.v. Ngoài ra, những phương thức tiềm ẩn hơn như sắp đặt hàng rào công nghệ khắc khe, cố tình kéo dài phê duyệt trong tình huống không có lý do, v.v. cũng dần dần thịnh hành, những điều nói trên đều trở thành chướng ngại vật ngăn chặn ô-tô thương hiệu Trung Quốc đi ra thế giới.
Ông Trần Lâm, Tham tán Thương mại Vụ Đầu tư và Hợp tác kinh tế đối ngoại Bộ Thương mại Trung Quốc cho biết, các hãng ô-tô Trung Quốc đi ra thế giới vẫn nằm trong giai đoạn sơ khai. Các hãng ô-tô của Trung Quốc muốn đi ra thế giới, trước tiên phải thay đổi mô hình phát triển, công ty phải ấn định chiến lược phát triển thiết thực, tăng cường năng lực bản thân, làm rõ đường lối phát triển, tìm kiếm điểm đột phá từ ô-tô khái niệm mới.
Hoạt động Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Trung Quốc-Việt Nam lần thứ 18 đã diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam 2018/08/15 |
Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam tổ chức Lễ trao học bổng Chính phủ Trung Quốc năm 2018 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |