Theo Bảng xếp hạng tỷ phú do Viện Nghiên cứu Hurun công bố mới đây, Trung Quốc là quốc gia có tỷ phú lập nghiệp bằng hai bàn tay trắng nhiều nhất, trên 90% nhà doanh nghiệp Trung Quốc là "Thế hệ giàu thứ nhất" thật sự.
Cùng với "Thế hệ giàu thứ nhất", "Thế hệ lập nghiệp thứ nhất" phần lớn sinh ra vào thập niên 40, 50 của thế kỷ trước đang dần dần bước sang tuổi 60, 70, việc thừa kế tài sản giữa hai thế hệ đã trở thành vấn đề bức xúc nhất. Có bình luận cho rằng, hiện nay cả thế giới đang xuất hiện thừa kế tài sản giữa hai thế hệ có quy mô lớn nhất từ trước đến nay, thời gian 5-10 năm tới sẽ là cao điểm những nhà doanh nghiệp Trung Quốc trao quyền quản lý cho thế hệ sau.
Tuy nhiên, nhiều người nghi ngờ liệu "Thế hệ thứ hai của người giàu" có môi trường trưởng thành hoàn toàn khác với phụ huynh có đủ năng lực tiếp quản doanh nghiệp do phụ huynh sáng lập hay không?
Tất nhiên, trong "Thế hệ giàu thứ hai" cũng không thiếu những người tích cực tiến thủ, kế thừa sự nghiệp của người cha một cách thành công. Giống như tổng kết của một người thuộc "Thế hệ giàu thứ nhất": "Giới trẻ có bối cảnh sống và tầm nhìn đều khác hẳn, không thể yêu cầu thế hệ sau phải sống gian khổ, phấn đấu hết mình như chúng tôi lúc đầu; Bên cạnh đó, ý thức hiện đại và tư duy hội nhập quốc tế của giới trẻ là những điều thế hệ chúng tôi không có". Những người thuộc "Thế hệ thứ hai của nhà doanh nghiệp" nổi tiếng Trung Quốc như Vương Tư Thông, con trai của Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Wanda Vương Kiện Lâm; Tông Phức Lợi, con gái của Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Wahaha Tông Khánh Hậu; Lương Trị Trung, con trai của Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn SANY Lương Ổn Căn, v.v. đều từng lưu học ở nước ngoài trong thời gian khá dài.
Lưu Sướng, con gái của Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Tân Hy Vọng Lưu Vĩnh Hảo được công nhận là nhân vật tích cực điển hình trong "Thế hệ giàu thứ hai". Năm 2013, Lưu Sướng đảm nhiệm Chủ tịch liên doanh Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Tân Hy Vọng Lục Hoà, chính thức trở thành người đứng đầu mới trong doanh nghiệp do cha mình sáng lập. Tin cho biết, năm 2013, mức lương của Lưu Sướng lên tới 2 triệu 940 nghìn Nhân dân tệ, cao gấp đôi so với mức lương của người cha khi nhậm chức Chủ tịch Hội đồng quản trị năm 2012.
Là "Thế hệ giàu thứ hai", Lưu Sướng cho biết, thực ra, chị có sứp ép nhiều hơn động lực khi phải thừa kế sự nghiệp của người cha. Lưu Sướng cho rằng, người cha có năng lực quan sát ngành thức ăn gia súc khiến mọi người phải kinh ngạc, là người quản lý doanh nghiệp thế hệ thứ hai, chị cần phải giúp các giám đốc chuyên mông phát huy sở trường dựa vào chế độ quản lý. Chị cho rằng, sứ mệnh của mình là "dẫn dắt doanh nghiệp thâm nhập thị trường quốc tế nền nếp, xây dựng thương hiệu Trung Quốc nổi tiếng".
Tông Phức Lợi, con gái của Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Wahaha Tông Khánh Hậu cũng là một người nổi tiếng trong "Thế hệ giàu thứ hai". Chị cũng là người kế nghiệp do Tập đoàn Wahaha xác định. Sau khi tốt nghiệp về nước, chị trực tiếp đến làm ở Tập đoàn Wahaha, tham gia công tác quản lý. Hiện nay, chị đảm nhiệm Chủ tịch Tập đoàn đồ uống Hồng Thắng, Hàng Châu, đồng thời phụ trách nghiệp vụ xuất nhập khẩu, trang phục trẻ con của Tập đoàn Wahaha.
Mới đây, 4 công ty do chị Tông Phức Lợi quản lý được đưa vào danh sách 10 doanh nghiệp góp phần cho tài chính Khu phát triển công nghệ Tiêu Sơn. Ông Tông Khánh Hậu đã khen ngợi con gái trên tiểu blog, đây là hiện tượng hiếm thấy, ông nói: "Những công ty này chủ yếu là do con gái mình quản lý. Là người cha, tôi rất vui mừng trước sự trưởng thành của con gái mình".
Tuy nhiên, cũng có một số người trong "Thế hệ giàu thứ hai" lựa chọn lập nghiệp, mà không tiếp quản doanh nghiệp gia tộc. Chẳng hạn như Hà Kiếm Phong, con một của Hà Hưởng Kiện, người sáng lập Tập đoàn Midea, chuyên tâm vào công việc đầu tư, không quản lý Tập đoàn Midea, 3 năm trước, ông Hà Hưởng Kiện đã giao chức vụ Chủ tịch Hội đồng quản trị cho giám đốc chuyên môn.
Vương Tư Thông, con của Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Wanda Vương Kiện Lâm, hiện nay chỉ đảm nhiệm chức thành viên Hội đồng quản trị Tập đoàn Wanda, có số ít cổ phần của hệ thống chiếu phim Wanda, cũng chưa tham gia quản lý Tập đoàn. Ông Vương Kiện Lâm từng cho biết, Vương Tư Thông không có hứng thú thừa kế sự nghiệp của ông, "Vương Tư Thông cho rằng công tác quản lý hơn 100 nghìn viên chức rất vất vả". Ông Vương Kiện Lâm cũng nói thẳng thắn rằng, "Trong tương lai cũng không nhất thiết phải để con mình thừa kế sự nghiệp, giám đốc chuyên môn ai giỏi thì người ấy làm".
Hoạt động Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Trung Quốc-Việt Nam lần thứ 18 đã diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam 2018/08/15 |
Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam tổ chức Lễ trao học bổng Chính phủ Trung Quốc năm 2018 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |