Mới đây, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp Trung Quốc Dư Hân Vinh cho biết, trong vài năm tới, Trung Quốc sẽ phấn đấu nâng cao rõ rệt diện tích trồng trọt, sản lượng trên một héc-ta, tổng sản lượng khoai tây cũng như tỷ trọng thực phẩm chính chế biến từ khoai tây trong tổng lượng tiêu dùng khoai tây.
Ông Chu Khánh Phong, Chủ nhiệm Ủy ban chuyên ngành tinh bột khoai tây thuộc Hiệp hội Công nghiệp tinh bột Trung Quốc nói: "Khoai tây giàu chất đạm, hàm lượng chất béo thấp. Cùng với việc thúc đẩy chiến lược coi khoai tây là lương thực chính, khoai tây sẽ dần dần trở thành cây nông nghiệp 'lưỡng thê', vừa có thể coi là rau củ quả, vừa xuất hiện trên bàn ăn của người dân với sản phẩm tinh bột và sản phẩm bột khoai tây nguyên chất".
Chị Âu Dương Hà Linh làm ở Bắc Kinh mới đây vừa mua một túi tinh bột khoai tây qua mạng, chị thử dùng để hấp bánh bao. "Nghe nói khoai tây sẽ được coi là lương thực chính, tôi mua một túi tinh bột khoai tây để thử làm bánh bao, nhưng quá trình làm bánh bao hơi khó, không dễ định hình, nhưng mùi vị rất đặc biệt, ăn cùng với sữa, mật ong, cũng ngon". Chị nói, chị sinh ra ở tỉnh Hồ Nam, rất ít ăn khoai tây.
Do các địa phương Trung Quốc có sự khác biệt khá lớn về văn hoá ẩm thực, để nâng cao sự chấp nhận của thị trường đối với sản phẩm thực phẩm chính chế biến từ khoai tây, cơ quan hữu quan đang đưa ra nhiều nỗ lực trong chế biến và sáng tạo đổi mới thực phẩm làm từ khoai tây.
Ủy ban Tư vấn về thực phẩm và dinh dưỡng quốc gia Trung Quốc cho biết, Trung Quốc đã sản xuất những sản phẩm thực phẩm như bánh bao, mì, miến, v.v. cũng như các loại thực phẩm ăn nhẹ như bánh mì, v.v. với trên 35% bột khoai tây nguyên chất, những thực phẩm này sẽ từng bước đến với gia đình người dân bình thường.
Theo "Quy hoạch phát triển 5 năm lần thứ 12 về ngành chế biến khoai tây" do Bộ Công nghiệp và Công nghệ thông tin Trung Quốc công bố đầu năm 2012, đến năm 2015, tổng sản phẩm ngành chế biến khoai tây Trung Quốc sẽ lên tới 35 tỷ Nhân dân tệ, nộp thuế 4,5 tỷ Nhân dân tệ, mỗi năm chế biến 14 triệu tấn khoai tây.
Sau khi phát hiện điểm tăng trưởng kinh tế từ việc khoai tây được coi là lương thực chính, một số doanh nghiệp đã có ý định mở rộng nghiệp vụ sang sản xuất và chế biến bột khoai tây。
Ông Ngô Chiêu Huy, Phó Tổng Giám đốc Công ty TNHH ngành khoai tây Dân Phong, Nội Mông chuyên kinh doanh về lĩnh vực nghiên cứu giống và sản xuất cho biết, sau khi biết tin Chính phủ đưa ra chiến lược mới coi khoai tây là cây lương thực chính, công ty đang khẩn trương xây dựng nhà máy chế biến bột khoai tây nguyên chất với sản lượng 10 nghìn tấn/năm, dự kiến sẽ khánh thành và đi vào sản xuất vào tháng 9 năm nay.
Ông Dư Hân Vinh cho biết, sau này phải thúc đẩy việc coi khoai tây là lương thực chính, mở rộng diện tích trồng trọt theo tình hình cụ thể địa phương, dưới tiền đề không được thu hẹp diện tích trồng 3 loại lương thực chính, mở rộng diện tích trồng khoai tây từ khoảng 5 triệu 330 nghìn héc-ta hiện nay lên đến 10 triệu héc-ta, nâng sản lượng khoai tây lên tới trên 2 tấn/mẫu, cung cấp thêm nhiều bảo đảm cho an ninh lương thực quốc gia.
Theo số liệu thống kê của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc, năm 2013, sản lượng khoai tây của Trung Quốc là 88 triệu 925 nghìn tấn, chiếm 24,2% tổng sản lượng toàn cầu.
Tuy Trung Quốc đã là nước sản xuất khoai tây lớn nhất thế giới, nhưng do vốn nhàn rỗi trong xã hội đầu tư vào ngành này còn tự phát và thiếu quy hoạch, các hộ trồng trọt lại đầu tư thiếu khoa học, đã khiến giá khoai tây dao động rõ rệt, liên tục xảy ra hiện tượng khoai tây ế ẩm hoặc giá khoai tây quá rẻ, gây thiệt hại cho người nông dân.
Ông Khang Thụy, Chủ tịch Hội đồng Hợp tác xã nông sản phẩm Phú Khang huyện Vũ Xuyên, thành phố Hu-hơ-hớt, Khu tự trị Nội Mông nói: "Trong 3 năm qua, giá khoai tây năm thì thấp, năm thì cao, sau đó lại mất giá, đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới tính tích cực cải thiện giống cây trồng, mở rộng diện tích trồng trọt của nông dân".
Ông Khang Thụy cho biết, những năm qua, tuy các hộ trồng trọt được trợ cấp 1 Nhân dân tệ/ki-lô-gam hạt giống chất lượng cao, cũng như được trợ cấp một số máy móc nông nghiệp, nhưng sau khi khoai tây được coi là cây lương thực chính, nông dân trồng khoai tây nên được hưởng những chính sách mang tính bảo hộ như trợ cấp trực tiếp cho nông dân trồng lương thực, trợ cấp tư liệu sản xuất, giá thu mua tối thiểu, v.v., giống như các loại lương thực chính khác.
Ông Chu Khánh Phong cho rằng, trong quá trình Trung Quốc thúc đẩy chiến lược coi khoai tây là lương thực chính, biện pháp then chốt mở rộng diện tích trồng trọt là khai thác ruộng đất nhàn rỗi trong mùa đông ở khu vực miền Nam, để nông dân trồng khoai tây được hưởng chính sách ưu đãi, như vậy mới có thể nâng cao ý nguyện trồng trọt của nông dân.
Ngoài ra, sản lượng khoai tây trên một mẫu của Trung Quốc thấp 20% so với mức bình quân thế giới, và chưa bằng một nửa của các nước phát triển. Trước tình hình này, ông Chu Khánh Phong đề nghị đầu tư nhiều hơn vào việc nâng cao công nghệ ươm tạo giống và kỹ thuật trồng trọt.
Hoạt động Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Trung Quốc-Việt Nam lần thứ 18 đã diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam 2018/08/15 |
Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam tổ chức Lễ trao học bổng Chính phủ Trung Quốc năm 2018 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |