Nhân sĩ phân tích cho biết, những ngân hàng dân doanh phá băng đi vào hoạt động, dịch vụ tài chính trực tuyến đón chào mùa xuân, bên cạnh đó vẫn phải đối mặt với các thách thức như giám sát quản lý, an ninh kỹ thuật, v.v. khi đứng trước cơ hội to lớn. Dưới sự tác động của làn sóng mạng In-tơ-nét, tài chính truyền thống cũng sẽ tăng tốc cải cách, thúc đẩy sáng tạo và đổi mới mô hình kinh doanh và sản phẩm tài chính.
"Dịch vụ tài chính trực tuyến đang đứng trước cơ hội phát triển to lớn". Phó Giám đốc Học viện Tài chính – Tiền tệ trường Đại học Nhân dân Trung Quốc Triệu Tích Quân cho biết, là biện pháp kỹ thuật hoàn toàn mới, mạng In-tơ-nét đang đóng vai trò trong việc ngành tài chính – tiền tệ nâng cao hiệu suất, giảm thiểu giá thành và mở rộng thị trường. Xét từ góc độ này, dịch vụ tài chính trực tuyến thực ra là nghiệp vụ mới, bù đắp sự bất cập của tài chính truyền thống.
Ông chỉ rõ, đối với những nhu cầu tài chính xuất hiện bởi giao dịch trực tuyến, chẳng hạn như cửa hàng trực tuyến, v.v., ngân hàng trực tuyến có ưu thế bẩm sinh; cùng với mạng In-tơ-nét từng bước "lấn lướt" kinh tế thực, ngày càng nhiều hoạt động kinh tế đang phát triển từ "ngoại tuyến" đến "trực tuyến". "Trong làn sóng mạng In-tơ-nét, ngân hàng nào có thể thông qua sáng tạo và đổi mới mô hình hoặc sản phẩm, tiếp tục nâng cao hiệu suất, giảm thiểu giá thành, thì càng nắm bắt được cơ hội và thu được thành công".
Quý III năm ngoái, Ủy ban Giám sát và Quản lý ngành ngân hàng Trung Quốc phê chuẩn trù bị thành lập 5 ngân hàng dân doanh đợt đầu, trong đó có 2 ngân hàng do công ty khai thác mạng In-tơ-nét chủ đạo. Ngân hàng Webank với Tập đoàn Tencent là cổ đông lớn đã đi vào hoạt động, còn Ngân hàng Thương mại trực tuyến Chiết Giang do Tập đoàn Alibaba chủ đạo cũng sắp đi vào hoạt động. Bên ngoài đã gửi gắm nhiều hy vọng vào ngân hàng dân doanh trực tuyến, mong nhờ cải cách, sáng tạo và đổi mới này, làm dịu tình hình khó khăn về tiếp cận vốn của các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ, đồng thời thúc đẩy cải cách ngành tài chính.
Sau 20 năm phát triển, số lượng cư dân mạng Trung Quốc đã vượt 600 triệu, Trung Quốc trở thành "nước lớn về mạng In-tơ-nét" có quy mô cư dân mạng lớn nhất toàn cầu. Những năm qua, dịch vụ tài chính trực tuyến phát triển nhanh chóng, đã thâm nhập lĩnh vực tài chính bán lẻ cũng như dịch vụ tài chính dành cho các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ, năm 2013 kim ngạch giao dịch bán lẻ trực tuyến Trung Quốc lên tới 1800 tỷ Nhân dân tệ, những quỹ thị trường tiền tệ trực tuyến do công ty khai thác mạng In-tơ-nét đưa ra như Quỹ Yu'E Bao rất được cư dân mạng hoan nghênh.
Năm 2014, dịch vụ tài chính trực tuyến lần đầu tiên được đưa vào báo cáo công tác Chính phủ. Thủ tướng Lý Khắc Cường đề xuất, thúc đẩy dịch vụ tài chính trực tuyến phát triển lành mạnh. Để dịch vụ tài chính phục vụ tốt hơn các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ cũng như lĩnh vực Tam Nông.
Được biết, Ngân hàng Webank được phê chuẩn đi vào hoạt động vào tháng 12 năm ngoái, lấy "Tài chính mang lại lợi ích cho toàn dân" làm mục tiêu, có vốn đăng ký 3 tỷ Nhân dân tệ, chú trọng xây dựng thương hiệu dịch vụ đặc sắc "Quản lý tiền gửi tiết kiệm cá nhân, cho vay vốn nhỏ", nhằm cung cấp dịch vụ tài chính chất lượng cao cho người tiêu dùng cá nhân cũng như doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ.
Ông Trương Dược Văn, Phó Nghiên cứu viên Sở Nghiên cứu tài chính – tiền tệ Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc cho biết, ngân hàng trực tuyến dựa vào kênh hoàn toàn mới và ưu thế về kỹ thuật, khiến dịch vụ tài chính đến được với thị trấn nông thôn, người dân nghèo khó cũng như doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ, cung cấp dịch vụ tài chính hết sức tiện lợi cho đông đảo người dân bình thường, là mặt bằng quan trọng thực hiện mục tiêu "Tài chính mang lại lợi ích cho toàn dân".
Là sự vật mới, ngân hàng trực tuyến phải đối mặt nhiều thách thức không ít hơn so với cơ hội. Ông Triệu Tích Quân cho rằng, ngân hàng trực tuyến một mặt phải đề phòng rủi ro tài chính; mặt khác còn phải đối mặt với thách thức về giám sát quản lý, an ninh về kỹ thuật, v.v. "Pháp luật, pháp quy và chế độ giám sát quản lý liên quan tới ngân hàng trực tuyến còn chưa hoàn thiện. Làm thế nào thực hiện khuyến khích sức sống sáng tạo và đổi mới trong khi đề phòng rủi ro, có sự tìm tòi bền bỉ của những người đi trước".
Theo yêu cầu về giám sát quản lý hiện nay, nhiều dịch vụ ngân hàng đều yêu cầu khách hàng phải đến tận chi nhánh thực để làm các nghiệp vụ liên quan. Nhưng bên ngoài mong ngân hàng trực tuyến tận khả năng thực hiện "trực tuyến hoá", nếu vẫn đòi hỏi thành lập chi nhánh, thì khó mà tránh khỏi các giá thành về mở quầy làm việc, nguồn nhân lực, ưu thế về sáng tạo đổi mới của ngân hàng trực tuyến cũng sẽ vì thế mà suy yếu.
Ngoài yêu cầu về đến chi nhánh làm nghiệp vụ liên quan ra, về quy trình nghiệp vụ, ngân hàng trực tuyến cũng gây thách thức mới cho chế độ giám sát quản lý. Biện pháp giám sát quản lý truyền thống không ăn khớp với mô hình nghiệp vụ trực tuyến của ngân hàng. Về mặt này, cơ quan hữu quan cần phải sửa đổi quy tắc giám sát quản lý hiện nay, xây dựng mô hình giám sát quản lý mới, mặt khác cũng đề xuất yêu cầu cao hơn đối với bản thân ngân hàng trực tuyến.
Ngoài ra, tính an toàn cũng là một trong những thách thức đặt ra cho ngân hàng trực tuyến. Một điều tra cho thấy, năm 2013, thiệt hại kinh tế trên mạng của cư dân mạng Trung Quốc là 149,15 tỷ Nhân dân tệ, lừa đảo là phương thức gây thiệt hại kinh tế chính, mua sắm trực tuyến là tình huống nguy hiểm nhất khiến cư dân mạng bị thiệt thòi. An ninh trên mạng đang đứng trước càng nhiều thách thức mới, cũng đặt ra yêu cầu cao hơn cho ngân hàng trực tuyến.
"Đối với ngân hàng trực tuyến, sản phẩm vừa phải phù hợp với chế độ giám sát quản lý, vừa phải đảm bảo an toàn, đáng tin cậy, vừa phải thực hiện sáng tạo và đổi mới". Ông Triệu Tích Quân chỉ rõ, ngân hàng trực tuyến không cần liên quan tới quá nhiều nghiệp vụ, mà phải tập trung vào một lĩnh vục phân khúc nào đó. Điều then chốt là phải bám sâu bản chất sản phẩm tài chính – tiền tệ, cung cấp dịch vụ sáng tạo đổi mới.
Về định vị nghiệp vụ, Ngân hàng Webank xác định coi tài chính bán lẻ trực tuyến tầm vừa và nhỏ là trung tâm cốt lõi, Ngân hàng Thương mại trực tuyến Chiết Giang xác định coi tài chính dành cho doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ làm trung tâm cốt lõi, điều này khác hẳn với cơ quan tài chính truyền thống chủ yếu phục vụ doanh nghiệp trung ương, doanh nghiệp nhà nước, ngân hàng tư nhân, khách hàng có tiền gửi tiết kiệm lớn.
Chuyên gia chỉ rõ, ngân hàng trực tuyến gây ảnh hưởng và tác động tới tài chính truyền thống, đây là một quá trình tiệm tiến và thâm nhập. Hai cái này sẽ liên tiếp thúc đẩy và hội nhập với nhau, thúc đẩy ngành tài chính phát triển về phía trước.
Hoạt động Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Trung Quốc-Việt Nam lần thứ 18 đã diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam 2018/08/15 |
Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam tổ chức Lễ trao học bổng Chính phủ Trung Quốc năm 2018 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |