Cách đây không lâu, Ủy ban Y tế và Kế hoạch hóa gia đình Trung Quốc đã công bố những thông tin cốt lõi về sức khỏe của cộng đồng người cao tuổi, nhằm tăng cường ý thức chăm sóc sức khỏe, triển khai hơn nữa giáo dục chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi, cũng như hình thành bầu không khí toàn xã hội đều quan tâm sức khỏe của người cao tuổi. Tin cho biết, 20 thông tin quan trọng đó liên quan tới các tác nhân chủ yếu gây ảnh hưởng tới sức khỏe của người cao tuổi, cho nên đóng vai trò chỉ đạo trong đời sống hàng ngày của người cao tuổi. Sau đây, xin cung cấp 10 thông tin sau quan trọng cho các bạn cư dân mạng tham khảo:
11. Chú trọng chăm sóc sức khỏe miệng: Kiên trì súc miệng sau bữa ăn, lần lượt đánh răng vào buổi sáng và buổi tối, sử dụng tăm hoặc chỉ xỉa răng một cách hợp lý; trung bình nửa năm khám răng một lần, hàn răng sâu và trồng lại răng sau khi nhổ răng để phục hồi chức năng của răng càng sớm càng tốt.
12. Đề phòng té ngã: Hiện tượng gãy xương của 90% người cao tuổi là do té ngã gây nên. Thường ngày cần phải duy trì vận động vừa phải, chú trọng bảo vệ và cải thiện thị lực, tránh một mình ra khỏi nhà và tránh môi trường người đông, đồ dùng trong nhà xếp ngay ngắn chỉnh tề, tăng độ sáng trong nhà, luôn giữ sàn nhà khô ráo và bằng phẳng.
13. Đề phòng chứng khớp xương và loãng xương: Coi trọng vấn đề giữ ấm, tránh tập thể dục quá mức, số lần lên xuống cầu thang vừa phải, kiểm soát cân nặng để giảm bớt sức ép cho xương khớp. Tăng thêm thời gian phơi nắng, ăn uống chế độ bao gồm các thực phẩm chứa lượng canxi cao, độ mặn thấp và lượng Protein vừa phải, nâng cao độ rắn của xương bằng đi bộ hoặc chạy.
14. Đề phòng hiện tượng không cầm được nước tiểu trường hợp tăng áp suất: Coi trọng thay đổi hành vi và lối sống dẫn đến tăng áp suất cho bụng, ví dụ như đứng, ngồi xổm trong thời gian dài, gánh nặng, ho lâu ngày, táo bón v.v.
15. Duy trì tâm trạng tốt đẹp và biết cách tự tháo gỡ cho mình: Một khi người cao tuổi xuất hiện các triệu chứng mất ngủ, đau đầu, hoa mắt, ù tai, trầm cảm, đứng ngồi không yên, tinh thần uể oải, suốt ngày lo âu, hoảng sợ, mất hứng thú với hoạt động thường ngày, tự ty, tự trách, áy náy, luôn trong trạng thái thụ động và phụ thuộc vào người khác, chán đời, buồn bực, người mệt đuối sức, tức ngực, giảm cân nặng, đau đầu chóng mặt v.v, cần phải đến bệnh viện khám chữa kịp thời, mời bác sĩ chuyên khoa tháo gỡ chướng ngại tâm lý và điều trị bằng thuốc khi cần thiết.
16. Đề phòng chứng lú lẫn: Chứng lú lẫn thường gặp ở người già sau 65 tuổi, các biểu hiện chính là trí nhớ suy giảm liên tục, xuất hiện chướng ngại về ngôn ngữ và không gian nhìn người và vật, tính tình thay đổi....Một khi người cao tuổi xuất hiện triệu chứng giai đoạn đầu như trí nhớ suy giảm, đặc biệt hay quên sự việc mới đây, thì cần phải đến bệnh viện khám chữa sớm, đề phòng chứng lú lẫn tiếp tục phát triển.
17. Dùng thuốc hợp lý: Cần phải theo lời rặn bác sĩ khi dùng thuốc, tránh dùng thuốc trùng lặp, tránh lạm dụng thuốc kháng sinh, thuốc ngủ, thuốc gây mê, thuốc tiêu viêm, giảm đau, thuốc trợ tim..., bên cạnh đó không cả tin "đơn thuốc mật", "đơn thuốc hiệu nghiệm", "tân dược", "thuốc nhập" v.v., Khi xuất hiện phản ứng không tốt trong thời gian dùng thuốc cần phải tạm ngừng thuốc và đến bệnh viện khám chữa.
18. Khám sức khỏe định kỳ: Người cao tuổi chí ít mỗi năm khám sức khỏe một lần, coi trọng cao rủi ro ung thư ở giai đoạn đầu như khối u bất thường, xuất huyết đường ruột, giảm cân nặng v.v, một khi phát hiện triệu chứng bất thường, cần phải đến bệnh viện chuyên khoa về ung thư kiểm tra chẩn đoán rõ, sau khi mắc bệnh ung thư cần phải đến bệnh viện chính quy điều trị một cách quy phạm. Phát hiện sớm và điều trị sớm bệnh kinh niên, áp dụng biện pháp điều trị hữu hiệu nhằm giảm thiểu rủi ro mắc bệnh, đồng thời lưu trữ đầy đủ toàn bộ bệnh án.
19. Luôn mang theo thẻ ứng phó khẩn cấp tình hình sức khỏe: Thẻ sức khỏe cần phải ghi rõ các thông tin cơ bản như họ, tên, phương thức liên lạc với thân thuộc gia đình, từng mắc bệnh gì, có khả năng xảy ra tình huống gì, ghi rõ phương pháp cấp cứu quan trọng và dễ thực hiện, ghi rõ yêu cầu gọi xe cấp cứu và đưa vào bệnh viện khi cần thiết.
20. Thúc đẩy người cao tuổi tích cực tham gia hoạt động xã hội: Căn cứ vào tình hình sức khỏe của mình, người cao tuổi cần phải tham gia các hoạt động bổ ích cho tinh thần và sức khỏe như tập thể dục, vui chơi giải trí ..., đề xướng lối sống khoa học, văn minh và lành mạnh. Coi trọng chăm sóc sức khỏe sinh sản, tránh hành vi tình dục không an toàn, đề xướng cả xã hội dành sự quan tâm cho cộng đồng người cao tuổi, thực hiện mục tiêu khi về già được chăm sóc, khi ốm đau được điều trị, khi về già vẫn phát huy tác dụng cũng như khi về già được học hành và vui chơi giải trí.
Hoạt động Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Trung Quốc-Việt Nam lần thứ 18 đã diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam 2018/08/15 |
Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam tổ chức Lễ trao học bổng Chính phủ Trung Quốc năm 2018 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |