Tập đoàn Hàng không Hải Nam sở hữu Hãng Hàng không Thủ đô, Hãng Hàng không Tây Bộ, Hãng Hàng không Tường Bằng và Hãng Hàng không Thiên Tân, chỉ là công ty dẫn đầu trong làn sóng các tỉnh thành Trung Quốc mượn sức các tập đoàn hàng không lớn phát triển "hàng không địa phương". Mùa thu năm nay, dưới sự ủng hộ của tỉnh Hà Nam, Hãng Hàng không Phương Nam—hãng hàng không lớn nhất châu Á tuyên bố Hãng Hàng không Hà Nam thuộc Tập đoàn thực hiện kinh doanh độc lập. Sau khi thu mua Hãng Hàng không Hà Bắc, Hãng Hàng không Hạ Môn—công ty hàng không có năng lực thực hiện lợi nhuận lớn nhất Trung Quốc đã ký biên bản ghi nhớ với tỉnh Giang Tây, dự định cùng góp vốn thành lập Hãng Hàng không Giang Tây.
Từ đầu năm đến nay, có hơn 20 công ty hàng không mới đã đi vào hoạt động, hoặc đang công bố, hoặc đang xin đăng ký thành lập, sau 12 năm ngành hàng không dân dụng Trung Quốc "tái cơ cấu với quy mô lớn", lại dấy lên cơn sốt thành lập nhiều hãng hàng không mới. 12 năm trước, đông đảo công ty hàng không địa phương bị thu mua, sát nhập hoặc biến mất. Kể từ Tết Dương lịch năm 2003, ba tập đoàn vận chuyển hàng không dân dụng gồm Hãng Hàng không Quốc tế Trung Quốc, Hãng Hàng không Phương Đông và Hãng Hàng không Phương Nam lần lượt có ký hiệu chuyến bay là CA, MU và CZ, ký hiệu vốn thuộc Hãng Hàng không Tây Nam, Hãng Hàng không Tây Bắc, Hãng Hàng không Vân Nam, Hãng Hàng không Phương Bắc, Hãng Hàng không Tân Cương, v.v. không còn sử dụng nữa.
Nhân sĩ giới hàng không dân dụng cho rằng, những nỗ lực nhằm thúc đẩy vốn nhà nước tập trung vào ngành hàng không dân dụng chưa thu được hiệu quả hoàn toàn như dự kiến trên thị trường, về tình hình cạnh tranh trên thị trường quốc tế cũng vậy. Năm 2005, Cục Hàng không Dân dụng Trung Quốc bắt đầu khuyến khích vốn nội địa và nước ngoài đầu tư vào ngành hàng không dân dụng, hình thành làn sóng thành lập công ty hàng không dân doanh. Gần 20 công ty hàng không dân doanh như Hãng Hàng không UAE, Hãng Hàng không OK Air, Hãng Hàng không Spring, Hãng Hàng không East Star, Hãng Hàng không Tây Bộ, Hãng Hàng không Juneyao, v.v. đồng loạt thành lập. Năm 2007, để ngăn chặn ngành hàng không dân dụng tăng trưởng quá nhanh, Cục Hàng không Dân dụng quyết định tạm ngừng thụ lý đơn xin thành lập hãng hàng không mới.
Năm 2008, khủng hoảng tài chính quốc tế bùng phát, ngành hàng không dân dụng toàn cầu bị tác động nghiêm trọng. Ngoài Hãng Hàng không Spring, Juneyao ra, nhiều hãng hàng không như East Star, UAE, OK Air, v.v. liên tiếp phá sản hoặc bị thu mua. Sau khi Chính phủ khoá mới thúc đẩy lộ trình cải cách theo định hướng thị trường, tháng 5 năm 2013 bắt đầu cho phép thành lập hãng hàng không mới. Trong khi nhiều hãng hàng không dân doanh dồn dập nhận được giấy phép, tập đoàn hàng không lớn "kết quan hệ liên minh" với chính quyền địa phương đã trở thành một mô hình mới.
Cùng với Cục Hàng không Dân dụng tái khởi động trịnh tự phê duyệt thành lập hãng hàng không mới, nhiều tập đoàn hàng không lớn bắt đầu tìm kiếm cùng góp vốn với chính quyền địa phương để thành lập hãng hàng không địa phương. Hãng Hàng không Quốc tế Trung Quốc cùng doanh nghiệp dân doanh tỉnh Sơn Đông và Chính quyền thành phố Thanh Đảo hợp tác đầu tư thành lập Hãng Hàng không Thanh Đảo; Hãng Hàng không Joy Air thuộc Tập đoàn công nghiệp hàng không Trung Quốc đã ký thoả thuận thành lập Hãng Hàng không Hợp Phì với Chính quyền thành phố Hợp Phì.
Vì có nhu cầu về thu hút đầu tư và phát triển kinh tế du lịch địa phương, đa số chính quyền địa phương của Trung Quốc đều mong "sở hữu một công ty hàng không của mình"; Bên cạnh đó, các hãng hàng không hợp tác với chính quyền địa phương, sẽ không những được "bơm" vốn, mà còn sẽ nhận được càng nhiều chính sách ưu đãi như ưu đãi về thuế, ưu đãi về đất, v.v.
Chính quyền địa phương góp vốn bằng hình thức cung cấp đất hoặc tiền mặt, v.v., không những sẽ khiến địa phương nổi tiếng hơn, mà còn sẽ chứng kiến hiệu quả nổi bật về thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển do ngành hàng không mang lại. Ông Lý Hiểu Tân, Giám đốc Viện Nghiên cứu kinh tế vận chuyển hàng không của trường Đại học Hàng không Dân dụng Trung Quốc cho biết, tỷ lệ giữa đầu tư và hiệu quả của ngành hàng không dân dụng Trung Quốc là 1:8, tức là hãng hàng không cứ thực hiện doanh thu 1 tệ, sẽ thúc đẩy kinh tế địa phương tăng trưởng 8 tệ. Trong đó, ở khu vực Thượng Hải, tỷ lệ này là 1:14, ở Bắc Kinh là 1:12, ở U-rum-xi có thể lên tới trên 1:15.
Ông Trần Trác, nhà phân tích ngành giao thông vận tải của Công ty chứng khoán Chiêu Thương cho biết, mở tuyến bay thúc đẩy địa phương thu hút đầu tư và phát triển du lịch, là nguyên nhân quan trọng mà chính quyền địa phương sẵn sàng trợ cấp cho hãng hàng không thành lập công ty ở địa phương. Các hãng hàng không hợp tác với sân bay của các thành phố có tuyến bay, có thể mang lại một lượng lớn hành khách gia tăng cho địa phương, thúc đẩy lượng hành khách ra vào ở các sân bay, nhận được những hỗ trợ đến từ sân bay và chính quyền địa phương bằng nhiều phương thức như giảm miễn phí cất cánh và hạ cánh, trợ cấp cho tuyến bay, v.v.
Chuyên gia ngành hàng không chỉ rõ, hãng hàng không địa phương muốn thực hiện lợi nhuận là chuyện không dễ dàng, đa số phải dựa vào trợ cấp của địa phương. Hơn nữa chính quyền địa phương vừa góp vốn vừa dành hỗ trợ về chính sách, sẽ có yêu cầu nhiều hơn về tuyến bay và sức vận chuyển, không có lợi cho các hãng hàng không ưu hóa bố cục mạng lưới các tuyến bay. Nhưng chỉ cần có một hãng hàng không tham gia vào hành động này, các đối thủ cạnh tranh buộc phải tham gia, dù phải đối mặt với tình huống thua lỗ cũng phải "có mặt".
Từ đầu năm đến nay, các chỉ tiêu của ngành hàng không Trung Quốc tụt xuống, bị tác động bởi tỷ giá hối đoái là một nguyên nhân. Ngoài mức tăng trưởng của nghiệp vụ chính không bằng 2 năm trước ra, Chính phủ Trung Quốc quản lý nghiêm ngặt các chi phí công, số khách VIP giảm, nhìn chung đã ảnh hưởng tới mức giá vé. Nhà phân tích ngành hàng không dân dụng Trịnh Lỗi cho biết, ngoài khu vực có tài nguyên du lịch, hàng không dân dụng phong phú ra, không phải tất cả các chính quyền địa phương đều chịu nổi gánh nặng này, ở một số tỉnh thành có hạn về các tài nguyên không phận, nguồn hành khách và quản lý, nếu hành động một cách mù quáng càng khiến chính quyền địa phương càng thêm khó khăn.
Trong bối cảnh ngành hàng không toàn cầu ngày càng có xu thế sát nhập, ngành hàng không Trung Quốc một lần nữa xuất hiện nhiều hãng hàng không mới sẽ có triển vọng như thế nào? Chuyên gia kỳ cựu ngành hàng không dân dụng Hàn Thông nói: "Ngành hàng không toàn cầu có xu thế tập trung, nhưng điều này cơ bản là kết quả cạnh tranh trên thị trường. Các hãng hàng không nhà nước Trung Quốc được bảo hộ khá tốt trên thị trường, chưa gặp phải khủng hoảng thực sự, vì không tồn tại rủi ro phá sản trên thị trường. Ngành hàng không Trung Quốc rất cần có môi trường cạnh tranh".
Hoạt động Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Trung Quốc-Việt Nam lần thứ 18 đã diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam 2018/08/15 |
Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam tổ chức Lễ trao học bổng Chính phủ Trung Quốc năm 2018 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |