Tổ chức Y tế Thế giới ngày 30/10 cho biết, chỉ trong 8 tháng ngắn ngủi kể từ khi dịch bệnh E-bô-la bùng phát tại Tây Phi vào tháng 2 năm 2014 đến nay, số người lây nhiễm vi rút E-bô-la đã tăng lên tới 7178 người, trong đó có 3338 người thiệt mạng, tỷ lệ tử vong chiếm 50%. Điều đáng chú ý là, dịch bệnh E-bô-la gần như đã hoành hành trên khắp thế giới, mới đây lại lần lượt lan sang các nước Mỹ, Tây Ban Nha, khiến toàn cầu đứng trước tình hình nghiêm trọng của dịch bệnh E-bô-la. Ngoài dịch E-bô-la ra, trong lịch sử loài người còn lần lượt bùng phát những dịch bệnh nghiêm trọng như sau:
Bệnh dịch hạch: Từ giữa thế kỷ 14 đến nay, nhân loại đã không ngừng đấu tranh với một số dịch bệnh lớn, trong đó, bệnh dịch hạch bùng phát vào thế kỷ 14 là dịch bệnh nghiêm trọng nhất, làm 1/4, tức khoảng 25 triệu người châu Âu thiệt mạng và khiến xã hội bị tê liệt. Do lúc bấy giờ không thể chẩn đoán xác nhận nguyên nhân gây bệnh, cho nên, mọi người bắt đầu tìm kiếm kẻ chết thay, cuối cùng dồn ánh mắt nghi ngờ vào người Do-thái. Năm 1347 và 1348, trên toàn cõi châu Âu đã tiến hành vụ thảm sát hơn bao giờ hết đối với người Do-thái, thiêu chết người Do-thái từng đợt một hoặc xua đuổi đến miền Đông châu Âu.
Bệnh hủi: Ngay từ thế kỷ 14 trước công nguyên, châu Phi đã bùng phát dịch bệnh hủi. Do dịch bệnh này gây dị tật và khuyết tật nghiêm trọng cho con người, cho nên từ trước đến nay, hễ nhắc đến bệnh hủi là người ta kinh hoàng̣. Từ thế kỷ 6-7 công nguyên, châu Âu cũng đã phát hiện bệnh hủi. Thế kỷ 12, cùng với trận Đông chiến của quân mang dấu hiệu chữ Thập, bệnh hủi cũng bị mang đến khắp nơi trên thế giới. Bước sang thế kỷ 13, sự lây lan của bệnh hủi đã đạt đến đỉnh cao nhất. Do mọi người lo sợ trước bệnh hủi, người ta đã dùng tàu thuyền đưa những người mắc bệnh hủi ra ngoài khơi, rồi ném xuống biển làm cho họ chết đuối, hoặc đưa đến thung lũng hoang dã và đồng không mông quạnh, hành vi này đã gây sức ép to lớn cho người bệnh, một khi chẩn đoán ra bệnh hủi, tức có nghĩa là bị tuyên án tử hình.
Bệnh đậu mùa:Cách đây 3000 năm, bệnh đậu mùa truyền nhiễm ác tính này đã bùng phát trong nhân loại. Các nước Trung Quốc, Ấn Độ và Ai-cập thời cổ xưa đều có sự ghi chép liên quan tới căn bệnh này. Đầu thế kỷ 16, thực dân châu Âu lại mang theo bệnh đậu mùa đến châu Mỹ. Từ thế kỷ 17-18, bệnh đậu mùa bắt đầu hoành hành tại Tây bán cầu.
Thời Nhà Thanh Trung Quốc, bệnh đậu mùa khủng khiếp như vong linh, không sao xua đuổi được. Hai nhà vua Thuận Trị và Đồng Trị đều chết vì bệnh đậu mùa, cho dù vua Khang Hy và vua Hàm Phong may mắn thoát khỏi bàn tay tử thần của bệnh đậu mùa, nhưng lại dẫn đến mặt rỗ. Do có mối lo sợ đối với bệnh Đậu mùa, nhà thống trị đời Thanh quy định, một khi bùng phát bệnh đậu mùa sẽ lập tức phong tỏa khu dịch bệnh, nghiêm cấm những người mọc thủy đậu ra khỏi nhà, đối với những người chưa mọc thủy đậu sẽ nhất luật đưa hết đi vùng xa vùng sâu tiến hành cách ly, thậm chí đối với một số bệnh nhân thỉnh thoảng bị cảm cúm, sốt, ghẻ lở, mẩn gió cũng phải chuyển đến ngoại thành.
Bệnh giang mai: Tương truyền rằng, đầu thế kỷ 16 có khoảng 1/3 cư dân Pa-ri bị lây nhiễm bệnh giang mai. Người Anh cho rằng nó là "bệnh hoa liễu Pháp", còn người Pa-ri thì gọi nó là"bệnh Naples", tất cả mọi người đều không thừa nhận mình liên quan tới "căn bệnh cực kỳ không thể diện" này, mà luôn đổ trách nhiệm tới các bang thù địch khác. Mãi cho đến cuối thế kỷ 18, bệnh giang mai" mới được chấp nhận rộng rãi. Bệnh giang mai không những bị coi là căn bệnh khiếp sợ, mà còn là căn bệnh tục bị xỉ nhục. Bệnh giang mai bị ám chỉ là hư hỏng đạo đức.
Nước Anh và các nước khác ở thời kỳ Vích-to-ri-a, mãi dâm và giang mai bị cấm chỉ, chính phủ không thừa nhận sự tồn tại của hai căn bệnh này. Sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất, do số người mắc bệnh giang mai gia tăng dữ dội, dưới sự thúc đẩy chung của giới y học, giới tri thức và nhân sĩ giới chính trị, hiện tượng xã hội né tránh và che đậy đề tài này mới bị hủy bỏ, mà còn cho phép cá nhân tiến hành điều trị giấu tên. Do vậy, những người mắc bệnh giang mai mới được đổi từ "người có tội" sang "người không may".
Hoạt động Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Trung Quốc-Việt Nam lần thứ 18 đã diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam 2018/08/15 |
Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam tổ chức Lễ trao học bổng Chính phủ Trung Quốc năm 2018 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |