Thế nhưng, tháng 6 và tháng 7 năm nay, các cửa hàng bách hoá Thượng Thái, Trung Đô, Đông Thuấn ở Thẩm Dương, Hàng Châu, v.v liên tiếp đóng cửa ngừng kinh doanh. Ngày 8/7, Công ty CB Richard Ellis, công ty kinh doanh dịch vụ bất động sản nổi tiếng quốc tế công bố "Xu thế phát triển cửa hàng bách hoá—Báo cáo thứ hai về cục diện ngành bán lẻ Trung Quốc trong quá trình thay đổi" chỉ rõ, ngành bách hoá Trung Quốc có lịch sử 100 năm đang nằm trong tình trạng "loạn trong giặc ngoài".
Số liệu thống kê của Bộ Thương mại Trung Quốc cho thấy, 2 tháng đầu năm 2014, doanh thu ngành bách hoá Trung Quốc tăng 3,2% so với cùng kỳ năm ngoái, mức tăng giảm 4,8% so với năm ngoái, giảm 5,7% so với năm 2012 và giảm 15,3% so với năm 2011. Phó Tổng Giám đốc Bách hoá đại lầu Thiên Tân Thành Vĩ nói: "Mặc dù sức mua xã hội đang không ngừng mở rộng, nhưng tốc độ tăng trưởng doanh thu của bách hoá đại lầu vẫn quá chậm".
Tiền thân của Bách hoá đại lầu Thiên Tân là Bách hoá Trung Nguyên thành lập vào năm 1926. Trung tâm thương mại Khuyến Nghiệp Trường cách Bách hoá đại lầu Thiên Tân không xa, mở cửa kinh doanh từ năm 1928, cũng từng là cửa hàng bách hoá lớn nhất khu vực Hoa Bắc Trung Quốc lúc bấy giờ. Thiên Tân có một câu tục ngữ "Chưa đến Khuyến Nghiệp Trường, coi như chưa đến Thiên Tân".
Trong thời đại kinh tế kế hoạch sau khi nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa thành lập, Khuyến Nghiệp Trường giống như các bách hoá đại lầu ở khắp nơi Trung Quốc, là địa điểm chính cung ứng sản phẩm thiết yếu cho người dân. Cho đến ngày nay có các mặt hàng hết sức phong phú, ngành bách hoá không chỉ phải đối mặt với vấn đề chỉnh lý và sát nhập nội bộ ngành do quan niệm dịch vụ có sự thay đổi mang lại.
Bách hoá đại lầu vắng khách, bên cạnh đó, hoạt động mua sắm trực tuyến nhân dịp ngày 11/11/2013 với sự tham gia của hàng trăm triệu người tiêu dùng đã thực hiện tổng kim ngạch thoả thuận 35 tỷ 19 triệu Nhân dân tệ, tương đương GDP của một thành phố cấp địa khu ở miền Trung-tây Trung Quốc. Ngày càng nhiều cửa hàng bách hoá trở thành "buồng thử áo" trước khi người tiêu dùng quyết định mua trực tuyến, nhiều người xác định mẫu mã và kích cỡ quần áo ở cửa hàng trước, rồi mua trực tuyến.
Số liệu thống kê của Trung tâm Thông tin mạng In-tơ-nét Trung Quốc cho thấy, năm 2013, tổng kim ngạch thoả thuận trên thị trường mua sắm trực tuyến lên tới 1850 tỷ Nhân dân tệ, tăng 40,9% so với năm 2012.
Ông Lý Nhất Xuyên, Phó Giám đốc Trung tâm giải trí Mạch Cấu Thiên Tân vẫn nhớ như in trận chiến giữa các công ty thương mại điện tử nhân ngày 11/11 trong 2 năm qua. Ông cho phóng viên biết, cửa hàng bách hoá sợ nhất các công ty thương mại điện tử làm hoạt động khuyến mại, vào ngày 11/11, ở các cửa hàng hầu như không có khách.
Báo cáo của Công ty CB Richard Ellis chỉ rõ, ngoài đứng trước tình hình khó khăn do kinh tế quốc gia tăng trưởng chậm lại và thị trường mua sắm trực tuyến nổi lên, ngành bách hoá Trung Quốc còn đối mặt với vấn đề chức năng đơn nhất và cạnh tranh gay gắt trong ngành.
Ông Lý Nhất Xuyên cho biết, hiện nay các cửa hàng bách hoá có kết cấu nội bộ và nội dung kinh doanh như nhau. Chẳng hạn, ở đường Tân Giang, Thiên Tân, 5-6 cửa hàng bách hoá có mô hình kinh doanh giống nhau, quy mô như nhau đều áp dụng biện pháp khuyến mại tương tự, rất khó thu hút người tiêu dùng.
Những năm qua, trung tâm mua sắm gồm cửa hàng kinh doanh các mặt hàng độc quyền, siêu thị, nhà hàng, cửa hàng tạp hoá cũng như các cửa hàng cung cấp dịch vụ vui chơi giải trí hoặc rèn luyện sức khỏe với Trung tâm thương mại Joy City và các loại Mall là đại diện đã lặng lẽ nổi lên. Bên cạnh đó, cửa hàng bách hoá truyền thống thông thường chỉ kinh doanh bán lẻ, có sự khoảng cách khá lớn so với nhu cầu mua sắm toàn diện của người tiêu dùng đương đại.
Chị Tào là người dân thành phố Thiên Tân thường xuyên dạo phố, chị cho phóng viên biết, so với các cửa hàng bách hoá với các mặt hàng cũ hơn, trung tâm mua sắm với chức năng đầy đủ, vừa có thể ăn uống, vừa có thể xem phim càng thu hút chị.
Trong tình hình khó khăn "loạn trong giặc ngoài", tiếng kêu gọi cải cách ngành bách hoá truyền thống ngày càng cao. Ông Trần Trọng Vĩ, Người chủ quản, Giám đốc điều hành Khu vực Trung Quốc, bộ môn nghiên cứu Công ty CB Richard Ellis đề nghị: "Thị trường tiêu dùng Trung Quốc vẫn còn không gian phát triển rộng lớn, các cửa hàng bách hoá muốn thoát khỏi tình trạng khó khăn hiện nay, điều cấp bách nhất hiện nay là tăng cường và xây dựng lại sức cạnh tranh cốt lõi của cửa hàng bách hoá".
Thực ra, ngành bách hoá Trung Quốc đã bắt đầu chuyển đổi mô hình kinh doanh. Báo cáo của Công ty CB Richard Ellis phân tích chỉ rõ, nhiều cửa hàng bách hoá thông qua xây dựng mở rộng, đưa vào những thương hiệu thời thượng, tăng thêm nguyên tố mang tính thể nghiệm ở cửa hàng để mang lại sự thể nghiệm giống như trung tâm mua sắm cho người tiêu dùng. Ngoài ra, một số cửa hàng bách hoá cũng bắt đầu áp dụng phương thức tự khai thác hoặc mua những dự án, để nâng cao tỷ trọng địa ốc của mình, giảm mức tăng tiền thuê nhà và rủi ro cho thuê địa ốc.
Ông Thạch Giám, Phó Chủ nhiệm Trung tâm Thạc sĩ Quản lý công trình trường Đại học Nam Khai nói: "Đối với bất cứ doanh nghiệp nào, thương mại điện tử đều là xu thế phát triển tất yếu, cửa hàng bách hoá truyền thống cũng có thể thông qua áp dụng phương thức thương mại điện tử để thực hiện kinh doanh tương tác giữa hình thức trực tuyến và ngoại tuyến".
Hoạt động Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Trung Quốc-Việt Nam lần thứ 18 đã diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam 2018/08/15 |
Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam tổ chức Lễ trao học bổng Chính phủ Trung Quốc năm 2018 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |