Trong y học cổ truyền Trung Quốc, y học dân tộc Hán có lịch sử lâu đời nhất, kinh nghiệm thực tiễn và nhận thức lý luận phong phú nhất.
Trung y bắt nguồn từ lưu vực sông Hoàng Hà, đã hình thành hệ thống học thuật từ lâu. Trong quá trình phát triển Trung y lâu đời, các thời đại đều có sáng tạo khác nhau, xuất hiện nhiều thầy thuốc nổi tiếng, hình thành nhiều học phái và trước tác nổi tiếng quan trọng.
Trong chữ Giáp Cốt Ân Thương 3000 năm trước đây, Trung Quốc đã có ghi chép về y tế và hơn chục loại bệnh tật. Thời nhà Chu đã sử dụng biện pháp khám bệnh như xem, hỏi, ngửi, bắt mạch và các biện pháp chữa bệnh bằng thuốc, châm cứu, phẫu thuật v,v... Trong thời nhà Tần và nhà Hán, đã hình thành tác phẩm lý luận hệ thống "Nội Kinh Hoàng Đế". Tác phẩm này là bộ sách kinh điển mang tính lý luận Trung y lâu đời nhất hiện nay. "Thuyết các bệnh thương hàn" của Trương Trọng Cảnh chuyên trình bày nguyên tắc chẩn đoán chữa trị các loại bệnh, đặt cơ sở phát triển cho y học lâm sàng của thế hệ sau. Ngoại khoa thời nhà Hán đã có trình độ tương đối cao. Theo " Tam Quốc Chí", thầy thuốc nổi tiếng Hoa Đà đã bắt đầu dùng thuốc gây mê toàn thân mang tên "Ma Phị Tán" trong các ca phẫu thuật ngoại khoa.
Từ Ngụy Tấn Nam Bắc Triều(năm 220-589 sau công nguyên)đến Tùy Đường Ngũ Đại(năm 581-960 sau công nguyên), biện pháp chẩn đoán qua mạch tượng thu được thành tựu nổi bật. "Mạch Kinh" của danh y Vương Thúc Hòa triều Tấn tổng kết 24 loại mạch tượng. Cuốn sách này không những có ảnh hưởng to lớn đối với y học Trung Quốc, mà còn truyền đến các nước. Trong thời kỳ này chuyên môn hóa các khoa y học đã có chiều hướng chín muồi. Tác phẩm chuyên ngành về châm cứu có "Châm cứu giáp ất kinh"; "Bão Phác Tử" "Trửu Hậu Phương" là tác phẩm tiêu biểu về luyện đan; "Lôi Công Pháo Cứu Luận" bàn về bào chế thuốc; ngoại khoa có "Lưu Quyên Tử Quỷ Di Phương"; "Chư Bệnh Nguyên Hậu Luận" là tác phẩm về nguyên nhân gây bệnh; "Lư Tín Kinh" là tác phẩm chuyên sâu về khoa nhi; "Tân Tu Bản Thảo" là sách thuốc đầu tiên trên thế giới; "Ngân Hải Tinh Vi" là tác phẩm khoa mắt v,v...Ngoài ra, đời Đường còn có những sách y lớn như "Thiên Kim Yếu Phương " của Tôn Tư Mạc, "Ngoại Đài Bí Yếu" của Vương Đào v.v.
Trong nền giáo dục y học đời nhà Tống(năm 960-1279 sau công nguyên), việc dạy châm cứu có cải cách to lớn. Vương Duy Nhất viết cuốn "Kinh huyệt châm cứu tượng người đồng", về sau, ông Vương Duy Nhất lại thiết kế chế tạo hai tượng người đồng bằng nhau dùng cho dạy học, cho học sinh thực tập thao tác. Hành động chưa từng có này ảnh hưởng to lớn tới sự phát triển châm cứu của thế hệ sau. Đời nhà Minh(năm 1368-1644 sau công nguyên), có nhiều chuyên gia y học đề ra phân loại các bệnh thương hàn, ôn bệnh và ôn dịch. Đến đời nhà Thanh, ôn bệnh học tới giai đoạn chín muồi, xuất hiện các tác phẩm chuyên ngành như "Ôn nhiệt luận".
Bắt đầu từ nhà Minh, y học phương Tây truyền vào Trung Quốc, một loạt chuyên gia y học chủ trương "Trung Tây y hối thông", đó là sự mở đầu kết hợp giữa Trung y với Tây y đương đại.
Hoạt động Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Trung Quốc-Việt Nam lần thứ 18 đã diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam 2018/08/15 |
Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam tổ chức Lễ trao học bổng Chính phủ Trung Quốc năm 2018 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |