• Ban tiếng Việt Nam
  • Các trang trên Facebook
  • Vài nét về CRI
  • Vì sao bóng đá Á-Phi-Mỹ La-tinh vẫn chia làm "ba hạng"?

    2014-07-04 16:20:59     Xin Hua
    Sau ngày 1/7, đội tuyển Ni-giê-ri-a và đội tuyển An-giê-ri lần lượt bị loại, các đội bóng châu Phi dự World Cup 2014 đã dừng chân ở 16 đội tuyển mạnh; còn các đội bóng châu Á đã dừng chân sau các vòng đấu loại trong bảng vào ngày 27/6; các đội bóng Mỹ La-tinh đá trên sân nhà thì tiếp tục tiến mạnh. Á-Phi-Mỹ La-tinh tay trong tay cất bước kinh tế từ những năm 50 thế kỷ trước, vì sao qua nhiều năm phát triển vẫn xuất hiện "ba hạng" nhất, nhì, ba tại World Cup và thi đấu bóng đá?

    Nhiều năm nỗ lực muốn vươn lên nhưng vẫn không làm nên công chuyện gì như trước đây, đó là tình cảnh khá xấu hổ của các đội bóng châu Á trên đấu trường World Cup lần này, vốn dĩ chỉ có 4 vé đi dự nay còn phải chia một vé cho châu Đại Dương. World Cup lần này, 3 đội bóng thuần châu Á thậm chí còn chưa kịp thưởng thức cái nóng tháng 7 của Bra-xin đã bị loại, đội tuyển Hàn Quốc, đội tuyển I-ran và đội tuyển Nhật "bá chủ châu Á" đều chỉ giành được thành tích hoà 1 trận thua 2 trận. Ít ra trên đấu trường Nam Phi 4 năm trước, đội tuyển Hàn Quốc còn lọt vào hàng 16 đội mạnh.

    Trong 84 năm lịch sử World Cup, bóng đá châu Á cơ bản ở vào "hạng ba". Mặc dù đội tuyển Hàn Quốc từng lọt vào bán kết năm 2002, nhưng vẫn thiếu sức thuyết phục, đội tuyển Triều Tiên lọt vào tứ kết năm 1966 thì đã quá xa xôi, ngoài ra biểu hiện xuất sắc nhất của bóng đá châu Á đều chỉ dừng chân trước hàng 16 đội mạnh.

    Bóng đá châu Phi ở vào "hạng nhì" tuy chưa có kỷ lục lọt vào bán kết, nhưng từ năm 1986 đội tuyển Ma-rốc trở thành đội bóng châu Phi đầu tiên lọt vào hàng 16 đội mạnh đến nay, biểu hiện của "hạng nhì" ổn định hơn nhiều so với "hạng ba". Cho đến nay, đã có 6 đội tuyển châu Phi lọt vào hàng 16 đội mạnh, đội tuyển Ca-mơ-run, đội tuyển Xê-nê-gan, đội tuyên Ga-na từng lọt vào tứ kết. 20 năm qua, lúc nào cũng có đội tuyển châu Phi được coi là ngựa ô-đây là đãi ngộ không hề có của các đội tuyển châu Á, kể cả Nhật-Hàn năm 2006.

    So với các nước Á-Phi cùng ở vào mức sống nghèo vào 60 năm trước, bóng đá các nước Mỹ La-tinh Bra-xin, Ác-hen-ti-na, Mê-hi-cô, v.v luôn ở vào "hạng nhất" ngang vai ngang vế với bóng đá châu Âu, các đội tuyển Mỹ La-tinh đã 9 lần giành chức vô địch trong 19 kỳ World Cup trước đây là một minh chứng. Trong hàng 16 đội mạnh World Cup lần này có 7 đội tuyển đến từ Mỹ La-tinh, bố cục "ba hạng" vẫn tồn tại.

    "Cạnh tranh bóng đá không phải cạnh tranh GDP, năng khiếu bóng đá châu Á không bằng châu Phi và Mỹ La-tinh". Chủ nhiệm Ban nghiên cứu giảng dạy về bóng đá Học viện Thể thao Cát Lâm Môn Diên Hoa nêu rõ, cho dù trình độ phát triển kinh tế của Nhật-Hàn và các nước Trung Đông vượt các nước châu Phi, Mỹ La-tinh hơn nữa đầu tư cũng lớn hơn, nhưng xét từ yếu tố tự nhiên, người châu Á đều ở vào thế bất lợi về các mặt thể lực, linh hoạt, nhịp nhàng, v.v, bởi vậy chỉ có thể lựa chọn sự phát triển tích luỹ kiểu tiệm tiến. Điều quan trọng hơn là, nền văn hoá bóng đá châu Á vẫn có khoảng cách rất lớn so với châu Phi, Mỹ La-tinh.

    Cầu thủ Kagawa Shinji đội Câu lạc bộ Manchester United, cầu thủ Keisuke Honda đội Câu lạc bộ AC Mi-lan, cầu thủ Son Heung-min đội Câu lạc bộ Leverkusen-những cầu thủ đá cho các đội Câu lạc bộ hàng đầu châu Âu này trở thành những cầu thủ nổi tiếng châu Á tại World Cup lần này. Nhưng khi thành lập đội tuyển, các nước Nhật, Hàn Quốc, I-ran vẫn lấy các cầu thủ trong nước làm chính, hệ thống chiến thuật rất khó được thay đổi bởi cá biệt cầu thủ, hình thành bán thành phẩm hỗn hợp giữa hai nền bóng đá cầu thủ ở nước ngoài và cầu thủ ở trong nước, thực lực cũng bị giảm xuống.

    Phó Giám đốc Sở Thể dục-Thể thao thành phố Trường Xuân Triệu Hiểu Lộ nêu rõ, sự phát triển của bóng đá bao gồm các quá trình học tập, kế thừa, phát triển, vượt lên v.v, vấn đề của bóng đá châu Á là ở hiểu biết vẫn chưa đầy đủ về văn hoá bóng đá, còn vấn đề của bóng đá châu Phi là do giới hạn của điều kiện kinh tế xã hội, khiến tính tổng thể, tính kỷ luật của họ còn có khoảng cách rõ rệt với bóng đá Mỹ La-tinh, tuy tố chất thể lực rất mạnh nhưng khả năng sáng tạo và tư duy bóng đá còn có khoảng cách rất lớn so với cầu thủ Mỹ La-tinh.

    Nhân sĩ hữu quan cho rằng, bóng đá hiện đại bắt nguồn và phát triển từ châu Âu, châu Âu cũng có thể coi là lục địa cũ của môn bóng đá. Theo đà mở ra thời đại hàng hải lớn cũng như phát hiện lục địa mới châu Mỹ, Mỹ La-tinh tiếp cận hơn với châu Âu về chủng tộc, phong tục, văn hoá v.v sau đó đã trở thành lục địa mới của bóng đá. Sự khác biệt về văn hoá bóng đá và thiếu năng khiếu cũng như điều kiện cơ sở khiến bóng đá Á-Phi rượt đuổi nhiều năm vẫn ở vào hạng nhì, hạng ba.

    Hiện nay xếp hạng của đội tuyển Trung Quốc đã rơi ra ngoài Top 100 trên thế giới hơn nữa đã từng có trận thua nhục nhã trước đội tuyển Thái Lan với tỉ số 1:5. Đội tuyển Trung Quốc xếp "đội sổ" trong các đội tuyển "hạng ba" bóng đá thế giới. Tuy rất thất vọng về bóng đá Trung Quốc nhưng người hâm mộ từ đáy lòng vẫn mong có ngày nào đó đội tuyển nước nhà có thể thức tỉnh thậm chí phát triển mạnh.

    "Học tập nước ngoài là điều kiện cần thiết để phát triển bóng đá châu Á, nhưng điều căn bản vẫn là phải xuất phát từ bồi dưỡng nền văn hoá bóng đá trong nước, điều này cũng đúng với bóng đá Trung Quốc". Chủ nhiệm Môn Diên Hoa nêu rõ, bóng đá châu Á tuy vẫn ở vào "hạng ba" nhưng cũng đã giành được một số tiến bộ đáng kể, kể cả xây dựng hệ thống luyện tập bóng đá thanh thiếu niên và triển khai bóng đá tại các trường học trong nước. Song về mặt này, bóng đá Trung Quốc còn chặng đường rất dài phải đi, thậm chí đến hàng đầu của "hạng ba" cũng không thể hoàn thành trong vài năm ngắn ngủi.

    Huấn luyện viên đội bóng đá nữ Dazhong-Zhuoyue Trường Xuân Lưu Hữu cho rằng, bóng đá Trung Quốc ở vào hàng cuối của "hạng ba" nếu muốn được đi dự World Cup, cần thay đổi cách đào tạo nhân tài, để luyện tập bóng đá thanh thiếu niên hoàn toàn trở lại với giáo dục, khiến luyện tập bóng đá người thành niên có trường lớp quy củ, đặt cơ sở cho nhân bản hoá và xã hội hoá thể thao thi đấu.

    "Chúng ta cần học tập những thứ tiên tiến của bóng đá quốc tế, những cũng cần phải tìm ra con đường phát triển bóng đá phù hợp với nước mình. Đây là quá trình bóng đá châu Á tìm tòi nền văn hoá bóng đá quốc tế, cũng là con đường tất yếu phục hồi nền bóng đá Trung Quốc". Huấn luyện viên Lưu Hữu nói.

    Lời lưu ký
    Tin ảnh
    Tin cập nhật
    Ca nhạc theo yêu cầu thính giả
    • vu minh tuan : Bài I HAVE A DREAM của nhóm ABBA hay đấy.chúc mọi người vui vẻ,hạnh phúc.mong đc làm quen với mọi người qua sđt 01695317285
    • Giàng A Sênh : Em chào tất cả các anh chị trong ban tiếng Việt Nam. Chúc các anh chị có một sức khỏe thật bình an và luôn công tác tốt. Vậy là sắp đến tết Trung Thu rồi, em xin chúc các anh chị trong Ban tiếng Việt Nam có một tết trung thu thật vui vẻ và tràn đầy tiếng cười. Nhân dịp Trung Thu, xin quý Đài gửi hộ em bài hát CHÚC BẠN BÌNH AN tới Chị Ngọc Ánh ở Bắc hà, Em Nguyễn Thị Hà ở Bắc Giang đang học tại trường Đại Học Quốc gia Hà Nội, Linh ở Đồng Xa, Mai ở Bãi Rồng, Bé Linh Sao ở Vân Đồn, Cao Mỹ và Thu ở Chiềng khoong cùng toàn thể các bạn nghe đài, chúc mọi người luôn bình an cùng một tết Trung Thu vui vẻ. Mong được làm quen với tất cả các bạn. Em xin cảm ơn quý Đài rất nhiều.
    • tran van son : chau muon gui bai hat tinh ban toi nha chau va cac ban cung hoc lop 11d bai hat tinh ban chuc cac ban hoc tot nhe
    • khien nguyen: tu lau em da biet den chuong trinh hoc tieng pho thong Trung Quoc cua quy dai. thong qua chuong trinh em cung biet them nhieu chuong trinh khac. thong qua chuong trinh toi thu 7 em muon gui bai hat "doi canh tang hinh" toi mot nguoi dac biet, anh co biet danh la "gau truc" voi loi nhan: em chuc anh gau truc hoc tot, gio la thoi diem rat quan trong vi day da sap la nam cuoi cua chung minh roi bang moi gia thi anh phai no luc phan dau de duoc bang gioi de co the tiep tuc hoc lien thong len dai hoc de thuc hien uoc mo cua chung minh. anh hay luon nho rang luc nao em cung luon o ben canh anh.
    Xem tiếp>>