Ảnh: Trung Quốc đứng trước muà tìm việc khó khăn
Năm 2013, sinh viên tốt nghiệp đại học Trung Quốc đã lập mức kỷ lục mới là 6 triệu 990 nghìn người, được gọi là "mùa tìm việc khó nhất trong lịch sử". Trong khi đó số sinh viên tốt nghiệp năm 2014 sẽ lần đầu tiên đột phá 7 triệu, lên tới 7 triệu 270 nghìn người. Nếu cộng thêm những sinh viên tốt nghiệp chưa tìm được việc làm của những năm trước cũng như lưu học sinh Trung Quốc học ở nước ngoài về thì số người tìm việc làm năm nay có thể vượt 8 triệu. Con số tìm việc tăng từng năm khiến mọi người có cảm giác như là "không có cái gọi là 'khó nhất', chỉ có cái gọi là 'khó hơn'", do vậy, trong mùa tốt nghiệp tháng 6 này, câu chuyện tìm việc làm đã trở thành tiêu điểm và điểm nóng thu hút sự quan tâm của cả xã hội.Sự lựa chọn việc làm của sinh viên tốt nghiệp năm nay có những thay đổi gì không?
Mới đây, Trung tâm phục vụ quản lý sức ép thanh niên Bắc Kinh và Mạng Sina đã công bố một bản điều tra về sức ép tìm việc làm của sinh viên tốt nghiệp năm 2014 do, một số kết quả trong đó đã thu hút sự quan tâm của mọi người.
1. Mong muốn về mức lương có xu hướng ổn định hơn.
Mức lương mong muốn của sinh viên tốt nghiệp năm 2014 là 3680 Nhân dân tệ một tháng, giảm xuống mức thấp nhất trong 4 năm qua. Xét từ con số điều tra của 6 năm, mức lương mong muốn trung bình của năm 2011 lên tới 5537,5 Nhân dân tệ một tháng, năm 2012 và năm 2013 lần lượt giảm xuống còn 4592,5 Nhân dân tệ và 3683,6 Nhân dân tệ, mỗi năm giảm khoảng một nghìn Nhân dân tệ.
2. Địa điểm làm việc mà sinh viên tốt nghiệp lựa chọn cũng có xu hướng thay đổi.
Kết quả điều tra 4 năm liền đều cho thấy, các thành phố cấp hai như thành phố tỉnh lỵ là nơi làm việc được hoan nghênh nhất, tiếp theo là "thành phố cấp địa khu", thứ ba mới là các đô thị lớn như "thành phố trực thuộc"...
3. Xu hướng chung về sự lựa chọn sau tốt nghiệp
So với năm 2013, tỷ lệ lựa chọn "tìm việc" năm nay có phần giảm, trong khi đó tỷ lệ "thi nghiên cứu sinh" và "lập nghiệp" tăng rõ rệt so với năm trước.
Nguyên nhân gì dẫn đến sinh viên tốt nghiệp khó kiếm việc?
Điều then chốt đầu tiên là xác định vị trí của mình. Sinh viên tốt nghiệp muốn tìm công việc như thế nào? Xác định đúng vị trí của mình sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả tìm được việc làm hay không của một số người. Sinh viên tốt nghiệp cần nhận thức đúng đắn trình độ và năng lực của mình, cần có yêu cầu tương xứng với mức lương và đơn vị làm việc. Trước mắt tình hình việc làm tương đối gay gắt, sức ép kiếm việc lớn, do vậy định hướng của sinh viên tốt nghiệp cần phải khách quan, phải điều chỉnh một cách thích hợp, điều này hết sức then chốt.
Một nhân tố rất quan trọng là sức cạnh tranh việc làm. Đứng trước tình hình việc làm gay gắt, học sinh cần phải nâng cao năng lực cạnh tranh. Năng lực cạnh tranh là gì? Trên thực tế là năng lực phù hợp với nhu cầu của các đơn vị tuyển người, có nghĩa là đừng có lo không có việc làm, phải suy nghĩ mình có năng lực để đảm nhận công việc này hay không. Cho dù sức ép cạnh tranh lớn đến bao nhiêu, kiếm việc khó đến nhường nào, không ít sinh viên vẫn có thể tìm được việc làm khấm khá, vấn đề cốt lõi vẫn là phải nâng cao năng lực cạnh tranh của mình.
Hiện nay tư duy của rất nhiều sinh viên chỉ hạn chế trong phạm vi giảng đường và sách vở, đối với nhu cầu nghề nghiệp của xã hội không thật am hiểu, do vậy chờ đến khi tốt nghiệp mới đi tìm hiểu quả là bất lợi. Do vậy, khi đang ngồi trên ghế nhà trường phải có ý thức bồi dưỡng năng lực và bản lĩnh thích ứng với xã hội, tạo cơ hội và dành thời gian tiếp xúc với các ngành nghề xã hội, tạo nền tảng cho kiếm việc khi tốt nghiệp.
Ngoài ra, tâm lý cũng là một nhân tố hết sức quan trọng ảnh hưởng kiếm việc. Tâm lý chủ yếu phản ánh tại khâu phỏng vấn, có những người với tố chất tâm lý kém thì sẽ có trở ngại về tâm lý khi đi xin việc, có biểu hiện không tốt khi trả lời phỏng vấn. Về mặt đi xin việc, sinh viên tốt nghiệp cần phải có một tâm lý tự tin, tích cực.
Sinh viên tốt nghiệp nên có những tâm lý hoặc chuẩn bị gì khi kiếm việc?
Một là phải xác định giai đoạn và mục tiêu trong bốn năm đại học; hai là có sự chuẩn bị để tăng cường kỹ năng thông dụng; ba là tích lũy kinh nghiệm thực tiễn; bốn là phải học cách giao tiếp xã hội.
Hoạt động Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Trung Quốc-Việt Nam lần thứ 18 đã diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam 2018/08/15 |
Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam tổ chức Lễ trao học bổng Chính phủ Trung Quốc năm 2018 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |