Hiện nay, Trung Quốc không những xuất khẩu hàng dệt may sang các nước, mà còn đưa ra những sản phẩm và dịch vụ thuộc ngành công nghiệp văn hoá phục vụ các nước. Trung Quốc còn đang nỗ lực thu hút các nhà đầu tư trên toàn cầu ủng hộ sản phẩm văn hoá của nước mình, mới đây, mạng xã hội Sina Weibo, trang mạng mua sắm trực tuyến www.jumei.com và trang mạng mua sắm trực tuyến www.jd.com liên tiếp niêm yết tại thị trường chứng khoán Mỹ.
Tại Hội chợ Thương mại Dịch vụ Quốc tế Trung Quốc lần thứ ba diễn ra tại Bắc Kinh mới đây, "Báo cáo phát triển thương mại văn hoá và doanh nghiệp trọng điểm của Trung Quốc năm 2014" chính thức được công bố. Báo cáo cho thấy, thương mại văn hoá sẽ thay thế thương mại hàng hoá trở thành trận địa chính của ngoại thương Trung Quốc.
Theo báo cáo này, các ngành mới tiêu biểu là trò chơi, quảng cáo, thiết kế, hoạt hình đã thay thế các ngành truyền thống như xuất bản, điện ảnh, v.v, trở thành "quân đoàn số 1" trong thương mại văn hoá đối ngoại của Trung Quốc. Năm 2012, Trung Quốc cả thảy có sản phẩm của hơn 40 doanh nghiệp, 177 trò chơi sáng tác thâm nhập hơn 100 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới.
Ông Kim Nguyên Phố, Giám đốc Sở Nghiên cứu ngành công nghiệp văn hoá trường Đại học Nhân dân Trung Quốc nói: "Ngành công nghiệp văn hoá là 'thế hệ mới' trong làn sóng 'đi ra nước ngoài' của Trung Quốc".
Ngành công nghiệp thiết kế cũng là điểm sáng trong chiến lược "đi ra nước ngoài" của Trung Quốc trong những năm qua. Năm 2012, tại Lễ khai mạc Đại hội Thể thao Ô-lim-pích Luân Đôn, hiệu quả thị giác tuyệt vời là do Công ty khoa học – công nghệ số hoá Crystalcg Trung Quốc thực hiện.
Hiện nay, tại Luân Đôn được tôn vinh là "Đô thị về sáng tạo", những công ty thiết kế Trung Quốc gồm Công ty Crystalcg, Công ty TNHH Phát triển Văn hoá Hoa Giang và Tập đoàn Thiết kế LKK đều đã thành lập chi nhánh, cạnh tranh với các công ty đứng đầu thế giới.
Khi tham dự Diễn đàn Hội chợ Thương mại Dịch vụ Quốc tế Trung Quốc lần thứ ba, Thứ trưởng Bộ Thương mại Trung Quốc Phòng Ái Khanh cho biết, những năm qua, thương mại văn hoá đối ngoại của Trung Quốc có sự biểu hiện nổi bật, có ba đặc điểm như sau: Quy mô không ngừng mở rộng, thương mại văn hoá kiểu mới có xu thế phát triển mạnh, mục tiêu đầu tư đối ngoại ngày càng đa dạng hoá.
Số liệu cho thấy, năm 2013, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu sản phẩm văn hoá Trung Quốc lên tới 27,41 tỷ đô-la Mỹ, trong đó, kim ngạch xuất khẩu là 25,13 tỷ đô-la Mỹ, tăng 2,6 lần so với năm 2006; tổng kim ngạch xuất nhập khẩu dịch vụ văn hoá là 9,56 tỷ đô-la Mỹ, trong đó kim ngạch xuất khẩu là 5,13 tỷ đô-la Mỹ, tăng 3,2 lần so với năm 2006. Các doanh nghiệp văn hoá trong các lĩnh vực kiểu mới như hoạt hình, trò chơi, gia công hậu kỳ điện ảnh, dịch vụ kho dữ liệu, v.v đã trở thành lực lượng xuất khẩu mới. Mục tiêu đầu tư từ mở rộng kênh nâng cấp thành thu hút ưu thế về công nghệ, ưu thế về giá thành, ưu thế về nhân tài.
Ông Kim Nguyên Phố cho biết, sự phát triển của ngành công nghiệp văn hoá cũng như sự khai thác và mở rộng trên thị trường hải ngoại, không những là sự thể hiện về "tự tin văn hoá" của Trung Quốc, đồng thời cũng thể hiện thành quả của công cuộc điều chỉnh cơ cấu kinh tế, là nhân tố then chốt thúc đẩy tiến trình chuyển đổi loại hình, nâng cấp kinh tế Trung Quốc. Năm 2013, ngành dịch vụ Trung Quốc chiếm 46,1% GDP, tỷ lệ này lần đầu tiên vượt công nghiệp.
Những năm qua, ngành công nghiệp văn hoá Trung Quốc "thể hiện tài năng" trên thế giới không phải là chuyện ngẫu nhiên. Nhân tài xuất sắc không ngừng xuất hiện, giá thành lao động tương đối rẻ cũng như dây chuyền ngành chế tạo sản phẩm văn hoá, đã cung cấp sự hỗ trợ mạnh mẽ.
Nhà thiết kế hàng đầu của Công ty thiết kế Imagemakers nước Anh David Revill cho biết, trong ngành vẽ bằng máy tính, ưu thế lớn nhất của các bạn đồng nghiệp Trung Quốc là tốc độ nhanh, chất lượng cao, giá thành thấp, Công ty Imagemakers duy trì quan hệ hợp tác mật thiết với Công ty Crystalcg Trung Quốc.
Tuy nhiên, hành trình "đi ra nước ngoài" không phải thuận buồm xuôi gió. Thứ trưởng Phòng Ái Khanh cho biết, so với các nước phát triển trên thế giới, thương mại văn hoá đối ngoại của Trung Quốc vẫn nằm trong giai đoạn cất bước dù về quy mô hay chất lượng, các doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm văn hoá có quy mô tương đối nhỏ; doanh nghiệp văn hoá xuyên quốc gia có sức ảnh hưởng vẫn còn ít; thương mại về điện ảnh, phim truyền hình, xuất bản, chương trình biểu diễn tồn tại tình hình nhập siêu trong thời gian dài, môi trường chính sách hỗ trợ thương mại văn hoá phát triển vẫn phải tiếp tục được ưu hoá.
Công ty TNHH Phát triển Văn hoá Hoa Giang đã mở văn phòng tại Luân Đôn, từng nhận được quyền kinh doanh độc quyền huy chương của Đại hội Thể thao Ô-lim-pích Luân Đôn, phụ trách thiết kế và khai thác các huy chương Đại hội Thể thao Ô-lim-pích. Tổng Giám đốc Trần Thiệu Xu nói thẳng thắn rằng, muốn thực hiện "quốc tế hoá" thực sự, công ty còn có nhiều việc phải làm, môi trường văn hoá, mô hình quản lý trên thị trường châu Âu và Mỹ đều khác với Trung Quốc, yêu cầu cũng cao.
Ông Kim Nguyên Phố nói: "Sức ảnh hưởng ở hải ngoại của ngành công nghiệp văn hoá không thể hình thành chỉ trong một sớm một chiều, trong những năm qua, nhịp bước 'đi ra nước ngoài' của ngành công nghiệp văn hoá Trung Quốc đã rất lớn, đáng cổ vũ. Trong tương lai còn phải đi chặng đường rất dài, tất nhiên cũng có nghĩa là sẽ có rất nhiều cơ hội".
Hoạt động Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Trung Quốc-Việt Nam lần thứ 18 đã diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam 2018/08/15 |
Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam tổ chức Lễ trao học bổng Chính phủ Trung Quốc năm 2018 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |