Bí thư Đảng ủy thôn Kỳ Bàn, quận Long Đàn, thành phố Cát Lâm, tỉnh Cát Lâm, ông Phùng Lợi Vĩ cho biết, "Đô thị hoá tại chỗ, theo tôi nghĩ là trên cơ sở bám đất bám ruộng, bà con sẽ được hưởng đãi ngộ giống như cư dân thành phố thông qua nâng cấp ngành nông nghiệp".
Ông Phùng Lợi Vĩ còn giữ một cương vị khác đó là Chủ tịch Hội đồng Quản trị Tập đoàn Nông nghiệp Sinh thái Kỳ Bàn, Tập đoàn có mười mấy công ty về chăn nuôi, trồng trọt, chế biến, v.v. ở trong thôn, thu nhập hàng năm của bà con rất tốt.
Ở Trung Quốc, cùng với kinh tế không ngừng phát triển, nhà nước đã thu hồi đất nông nghiệp của rất nhiều thôn, khoản tiền đền bù sau khi nhà nước thu hồi đất khiến nhiều bà con "giàu lên chỉ sau một đêm".
Làm thế nào tránh tình trạng "miệng ăn núi lở" đã trở thành vấn đề cấp bách nhất, thông qua phát triển ngành nghề, biến "tiền chết" từ khoản đền bù đất thành "tiền sống", hình thành khả năng "tự tạo huyết", trở thành vấn đề mà nhiều cán bộ thôn như ông Phùng Lợi Vĩ thường xuyên trăn trở suy nghĩ.
Thôn Kỳ Bàn tổng hợp khoản tiền đền bù sau khi nhà nước thu hồi đất, thành lập công ty bất động sản khai thác đất đai của mình, cải thiện điều kiện cư trú của bà con trong thôn; thành lập Hợp tác xã lúa gạo, quảng bá thương hiệu gạo nổi tiếng ra thị trường toàn quốc; thành lập công ty chăn nuôi, công ty rượu, hình thành chuỗi sản xuất nông nghiệp "xanh".
Cùng với sự phát triển các ngành nghề theo mô hình nông nghiệp tuần hoàn, Tập đoàn Nông nghiệp Kỳ Bàn đã tạo việc làm cho 520 bà con trong thôn, chiếm 86% tổng số người lao động toàn thôn. Bà con trở thành những "người đi làm" đích thực, mô hình làm việc "cổ cồn" theo thời gian quy định, đến tháng lĩnh lương, cuối năm chia hoa hồng đã trở nên bình thường, lương bình quân là khoảng 3000 Nhân dân tệ/tháng.
"Chuyển đổi vai trò của nông dân trên cơ sở phát triển hiện đại hoá và công nghiệp hoá nông nghiệp là điều then chốt của việc chuyển đổi từ sản xuất tiểu nông sang kinh doanh ngành nghề". Ông Phùng Lợi Vĩ cho biết, "Tiền đền bù đất đai đã khiến kinh tế tập thể nông thôn dễ dàng có được khoản vốn đầu tư ban đầu, song muốn phát triển bền vững đòi hỏi dựa vào những ngành nghề ưu thế nông thôn".
Giống như thôn Kỳ Bàn, thôn Đại Hoang Địa, thị trấn Cô Điện Tử, tỉnh Cát Lâm cũng dựa vào tài nguyên trồng lúa gạo của mình, thông qua hợp tác với công ty gạo Đông Phúc, thực hiện tăng nhanh thu nhập cho người nông dân.
Thôn Đại Hoang Địa thành lập công ty trồng trọt nông nghiệp, lưu chuyển tập thể 1300 ha đất ruộng của bà con, sau đó vẫn do công ty trồng trọt ký đơn đặt hàng với công ty gạo Đông Phúc, bà con nông dân đã trở thành nhân viên của công ty Đông Phúc.
Chuyên gia cho rằng, trong quá trình phát triển đô thị hoá của Trung Quốc, trên cơ sở cải thiện điều kiện đời sống của bà con nông dân, thực sự thực hiện chuyển đổi vai trò của nông dân là điều cực kỳ quan trọng. Một số thôn làng phát triển công nghiệp hoá trên cơ sở sản xuất nông nghiệp, nâng cao thu nhập của bà con trên cơ sở giảm rủi ro sản xuất nông nghiệp, điều này có ý nghĩa tham khảo.
Hoạt động Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Trung Quốc-Việt Nam lần thứ 18 đã diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam 2018/08/15 |
Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam tổ chức Lễ trao học bổng Chính phủ Trung Quốc năm 2018 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |