Trước khi bước sang mùa hè, đồ uống sẽ trở thành đề tài sốt dẻo của rất nhiều người. Giờ đây, tại siêu thị, đồ uống có đến hàng trăm hàng nghìn loại, song chủng loại quá nhiều không những khiến người ta hoa cả mắt trong khi chọn mua, mà còn ngỡ ngàng khó xử nữa, không biết chọn mua đồ uống loại nào cho thích hợp.
Canh ít mặn: Hàm lượng muối trong canh chiếm tới 0,5% là món canh có độ mặn được nhiều người ưa thích, trường hợp mỗi người ăn bát canh với lượng 200 mi-li-lít/lần, thì có nghĩa là cơ thể chúng ta đã hấp thụ 1 gam muối. Cho nên, khi nấu canh phải chú ý hạn chế lượng muối, đặc biệt là các món canh dưỡng sinh, nếu muốn ăn thêm bát canh cho dưỡng sinh thì nhất định phải tránh nấu canh quá mặn, mà phải hạn chế lượng muối dưới 0,3%, cảm thấy hơi có vị mặn là vừa, thậm chí hoàn toàn không cho muối. Bằng không, không những không có tác dụng dưỡng sinh, mà còn tăng thêm gánh nặng cho thận, thậm chí dẫn đến cao huyết áp.
Trong đời sống hàng ngày, ít người biết đến trong đồ uống ngọt các loại cũng chứa thành phần Natri, đó là vì cho thêm muối trong đồ uống một là có thể tăng vị ngọt, hai là có thể cải thiện khẩu vị, uống càng ngon miệng.Vì vậy, uống đồ ngọt nhiều quá cũng không có lợi cho kiểm soát lượng muối.
Người khỏe mạnh không dùng dung dịch tiêm truyền Natri
Nước ép từ rau củ quả tươi chứa thành phần dinh dưỡng dạng hòa tan trong nước vốn có của hoa quả và rau tươi, ví dụ như Kali, Polyphenils và một lượng ít vitamin C, song, nước ép từ rau củ quả vị ngọt cũng là nguồn cung cấp lượng đường, 1 ngày uống 6 cốc nước ép từ rau củ quả ít ngọt gồm 1200 mi-li-lít, tương đương chứa 5% lượng đường và 240 calo, tương đương 2/3 bát cơm. Do vị rau củ quả không được ngon lắm, trong khi vắt nước rau củ quả, người ta thường hay cho thêm rất nhiều hoa quả vị ngọt, để che lấp vị hơi đắng và mùi cỏ thiên nhiên của rau tươi, thế là đã tăng thêm lượng đường trong ăn uống. Chuyên gia đề nghị, khi chúng ta uống nước ép từ rau củ quả, tốt nhất không cho đường vào, như vậy không những có thể bổ sung chất nước, mà còn có thể tận dụng hữu hiệu các thành phần bổ ích của rau xanh.
Dung dịch tiêm truyền Natri và tiêm truyền Glusose cũng chứa thành phần muối và đường. Dung dịch tiêm truyền Natri không thích hợp cho người khỏe mạnh, mà là dành cho những người tạm thời không ăn uống được bởi mắc bệnh tiêu chảy hoặc viêm nhiễm dạ dày và đường ruột. Cho thêm thành phần Natri vào dung dịch này là nhằm bổ sung chất điện phân giải có thể bị thất thoát sau khi nôn và tiêu chảy, duy trì chất dịch trong cơ thể. Còn dung dịch tiêm truyền Glusose cũng là để bổ sung năng lượng cho bệnh nhân không ăn uống được, tránh xuất hiện trường hợp huyết đường quá thấp mà dẫn đến cơ thể hư nhược.
Đồ uống dành cho vận động viên cũng chứa lượng muối và lượng đường, bởi vì các vận động viên thường hay ra nhiều mồ hôi trong khi tập luyện và dẫn đến lượng muối bị thất thoát sau khi vận động dữ dội, bên cạnh đó, còn tiêu hao lượng đường trong máu, cho nên cần phải bổ sung năng lượng. Trường hợp không vận động ở cường độ mạnh như vận động viên, không ra nhiều mồ hôi, thì không nên dùng loại đồ uống này, bằng không sẽ trút thêm gánh nặng cho cơ thể, mà còn có rủi ro tăng cân.
Sữa bò và sữa đậu có giá trị dinh dưỡng cao
Trong các loại đồ uống chứa chất béo, hàm lượng Natri trong sữa bò và sữa đậu nói chung tương đối thấp, chỉ chứa chất béo và protein lượng ít, giá trị dinh dưỡng khá cao. Cho dù so với nước trà, hiệu quả giải khát của sữa bò và sữa đậu kém hơn đôi chút, nhưng hiệu quả no bụng rất tốt. Uống sữa bò tách béo và sữa đậu loãng trước bữa ăn sẽ gây cảm giác no bụng rất rõ rệt, có lợi cho hạn chế lượng ăn quá mức. Thế nhưng, uống sữa bò và sữa đậu thay uống nước cũng không tốt. Uống sữa đậu quá mức, tức trên ba cốc/ngày sẽ tăng thêm rủi ro mắc bệnh sỏi thận, còn uống sữa bò quá mức, tức trên ba cốc/ngày sẽ tăng thêm rủi ro mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt, đặc biệt là uống sữa bò chưa tách béo, sẽ có khả năng tăng thêm lượng hấp thụ chất béo.
Cà phê là đồ uống lợi tiểu mà có thể bổ sung nước
Cà phê và nước trà đều có tác dụng lợi tiểu, nhưng vẫn có thể bổ sung nước cho cơ thể, bởi vì lượng nước tiểu thải ra có hạn, trong khi đó lượng nước được bổ sung sẽ nhiều hơn. Đặc biệt là cà phê in trong nước trà loãng rất thấp, cho nên hiệu quả giải khát và bổ sung nước rất tốt.
Nói chung, nước trà các loại đều là nguồn bổ sung nước rất tốt. Bất cứ là trà đen, trà xanh, trà trắng, trà ướp hoa nhài, trà Ô Long, trà Phổ Nhĩ... đều là đồ uống không chứa các thành phần đường, muối và chất béo, đều phù hợp tiêu chuẩn chăm sóc sức khỏe, là đồ uống có hiệu quả giải khát rất tốt. Chuyên gia cho rằng, miễn là không uống trà đậm, sẽ không ảnh hưởng tới hấp thụ chất khoáng, mà còn có thể cung cấp nguyên tố Kali và chất chống ô-xy hóa như Polyphenls cho cơ thể. Kết quả nghiên cứu cho thấy, nước trà rất có lợi trong kiểm soát huyết áp, huyết đường và mỡ trong máu. Bên cạnh đó, các hạt giống dạng sao như hạt lúa mạch, hạt kiều mạch, gạo lốc v.v đều thích hợp dùng cho pha trà, nước trà rất thơm, có thể cung cấp nguyên tố Kali, và có tác dụng trợ tiêu, thích hợp dùng trước khi ăn cơm, hơn nữa uống vào buổi tối cũng không ảnh hưởng tới chất lượng giấc ngủ.
Ngoài ra, dùng hoa hồng, hoa nhài, hoa cúc, hoa quế ...cũng như các loại hoa quả vị chua như chanh, quýt, quất v.v. pha nước uống cũng rất có lợi cho chăm sóc sức khỏe, có điều cần phải lưu ý là, nên uống nước trà loãng, tránh uống nước quả vị chua quá, trường hợp cho thêm đường và mật ong nên với lượng vừa phải, bằng không sẽ dẫn đến rủi ro tăng cân.
Cháo có tác dụng bổ sung vitamin B1 và Kali
Cháo là món ăn có tác dụng bổ sung lượng nước rất có hiệu quả. Ví dụ như cháo ngô, cháo kê, cháo các loại ngũ cốc v.v. Nước cơm, nước ngô, nước mì và nước các loại lương thực khác đều có mùi thơm thoang thoảng, đều chứa các thành phần dinh dưỡng có thể hòa tan trong nước như vitamin B1, Kali.v.v, đồng thời chứa một lượng ít tinh bột và tinh hồ.
Tinh bột và tinh hồ có thể giữ tốc độ nước chảy qua dạ dày và đường ruột quá nhanh, để cho niêm mạc được tưới nhuận đầy đủ trong quãng thời gian dài hơn. Bên cạnh đó, dùng nước cơm không muối thay cho dùng canh cá, canh thịt, canh rau có muối, sẽ khiến chúng ta giảm thiểu lượng hấp thụ muối.
Nước có cặn không có nghĩa là chất lượng nước kém
Trường hợp không ra nhiều mồ hôi, uống nước đun sôi có thể bổ sung lượng nước. Trong đời sống hàng ngày, chúng ta thường trông thấy nước đun sôi xuất hiện cặn, đây không có nghĩa là chất lượng nước kém, chỉ chứng tỏ hàm lượng Canxi và Magie trong nước khá cao. Trên thực tế, Canxi và Magie là hai nguyên tố cần thiết cho sự khỏe mạnh của xương cốt và kiểm soát huyết áp cơ thể con người, thậm chí trong cơ thể rất nhiều người còn thiếu hai nguyên tố này, do vậy, chúng ta phải có nhìn nhận đúng đối với cặn trong nước uống hàng ngày.
Hoạt động Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Trung Quốc-Việt Nam lần thứ 18 đã diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam 2018/08/15 |
Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam tổ chức Lễ trao học bổng Chính phủ Trung Quốc năm 2018 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |