"Trung Quốc nhập khẩu ngô dùng để sản xuất thức ăn gia súc, 99% doanh nghiệp sản xuất thức ăn gia súc là doanh nghiệp dân doanh, nhưng, 60% cô-ta nhập khẩu ngô lại dành cho doanh nghiệp nhà nước". Ông Lưu Vĩnh Hảo cho phóng viên biết, cộng thêm sự hạn chế do một số nguyên nhân lịch sử gây nên, doanh nghiệp dân doanh Trung Quốc sản xuất thức ăn gia súc thường không sử dụng được cô-ta nhập khẩu, gặp khó khăn như "không bột đố gột nên hồ".
Ông Lưu Vĩnh Hảo nói: "Việc này rất lạ. Thực ra, doanh nghiệp dân doanh cần tài nguyên, nhưng cô-ta lại dành cho doanh nghiệp nhà nước, khoảng cách về số lượng cô-ta dành cho doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp dân doanh lại rất lớn. Đây chính là chưa phát huy tốt vai trò phân phối tài nguyên của thị trường".
Năm ngoái, ông Lưu Vĩnh Hảo được bầu làm Đại biểu Quốc hội. Ông đã thành lập hơn 500 công ty ở 15 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới. Khi trả lời phóng viên Tân Hoa xã, ông cho biết, tại Kỳ họp thứ 2 Quốc hội Trung Quốc khoá 12, ông đã đề nghị và kêu gọi Chính phủ cho phép doanh nghiệp dân doanh đầu tư tự do vào các lĩnh vực không bị "cấm cửa đầu tư" trong quá trình sâu sắc cải cách, khiến cuộc cải cách cơ chế doanh nghiệp dân doanh thâm nhập thị trường tiến về phía trước.
Ông Lưu Vĩnh Hảo nói: "Cho phép doanh nghiệp dân doanh đầu tư tự do vào các lĩnh vực không bị "cấm cửa đầu tư" giống như Danh sách hàng hoá cấm nhập khẩu, chỉ cần không có lệnh cấm, thì có nghĩa là những lĩnh vực hữu quan nhất luật mở cửa cho thành phần kinh tế dân doanh. Hơn 20 năm qua, tôi năm nào cũng kêu gọi Chính phủ nới lỏng và giảm bớt hạn chế về thâm nhập thị trường, thực hiện đối xử bình đẳng giữa doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp dân doanh".
Thực ra, một số địa phương đã thực hiện điều này. Tỉnh Cát Lâm từng tuyên bố, kể từ năm 2010, ngoài danh mục thuộc lệnh cấm của Chính phủ ra, tất cả các lĩnh vực cho phép doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp vốn nước ngoài đầu tư nhất luật mở cửa cho doanh nghiệp dân doanh.
Khi đọc báo cáo công tác Chính phủ ngày 5/3 tại lễ khai mạc Kỳ họp thứ 2 Quốc hội Trung Quốc khoá 12, Thủ tướng Lý Khắc Cường đề xuất, ấn định biện pháp về vốn đầu tư khu vực ngoài quốc doanh tham gia đầu tư vào các dự án của doanh nghiệp nhà nước, cho phép vốn đầu tư khu vực ngoài quốc doanh đầu tư vào hàng loạt dự án thuộc các lĩnh vực tài chính – tiền tệ, dầu mỏ, điện lực, đường sắt, viễn thông, khai thác tài nguyên, những ngành dịch vụ công cộng, v.v.
Điều này được cho rằng là mở nhiều kênh thâm nhập cho doanh nghiệp dân doanh. Ủy viên Chính Hiệp, Phó Chủ tịch Hội liên hiệp Công Thương Trung Quốc Trang Thông Sinh cho biết, các thành phần kinh tế phi công hữu có rất nhiều việc có thể làm trong tiến trình sâu sắc cải cách toàn diện hiện nay.
Ông Trang Thông Sinh cho biết, cải cách nhằm "loại bỏ các rào cản vô hình cản trở các thành phần kinh tế phi công hữu tham gia cạnh tranh một cách công bằng, phá vỡ các điều hạn chế tác động tới sự phát triển của các thành phần kinh tế phi công hữu", kích thích tối đa các doanh nghiệp ngoài nhà nước phát triển tiềm năng bên trong, thể hiện sức sống bản thân.
Là tổ chức đại diện thành phần kinh tế dân doanh Trung Quốc, Hội liên hiệp Công Thương Trung Quốc cho biết, năm nay Hội đã trình 45 đề án và có 11 bài phát biểu tại đại hội lên Kỳ họp thứ 2 Chính Hiệp Trung Quốc khóa 12, liên quan tới các nội dung như sâu sắc cải cách toàn diện, thúc đẩy thành phần kinh tế phi công hữu phát triển lành mạnh, thúc đẩy nhân sĩ liên quan thành phần kinh tế phi công hữu trưởng thành lành mạnh, bảo vệ quyền lợi bằng pháp luật, v.v.
Ngày 5/3, Thủ tướng Lý Khắc Cường cho biết, năm nay Trung Quốc sẽ tiếp tục xóa bỏ và trao cho cấp dưới trên 200 quyền hạn phê duyệt hành chính.
Tuy nhiên, vẫn tồn tại lo ngại. Đại biểu Quốc hội Trung Quốc, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Wahaha—doanh nghiệp dân doanh nổi tiếng sản xuất thực phẩm Tông Khánh Hậu cho biết, dù Chính phủ Trung ương đang xoá bỏ và trao cho cấp dưới những quyền hạn phê duyệt hành chính, nhưng chính quyền địa phương vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề trong phê duyệt hành chính.
Khu vực Thương mại Tự do Thượng Hải thành lập tháng 9 năm ngoái được coi là "mảnh ruộng thí nghiệm" của Trung Quốc trong cuộc cải cách thể chế quản lý hành chính vòng này, cũng là cội nguồn khiến các doanh nghiệp dân doanh mong đợi được phép đầu tư vào các lĩnh vực không bị cấm cửa đầu tư. Trong Khu vực Thương mại Tự do Thượng Hải được thị trường gửi gắm nhiều hy vọng, Chính phủ Trung Quốc chỉ quy định doanh nghiệp "không được làm những việc gì", tìm tòi mô hình quản lý như "Danh sách hàng hoá cấm nhập khẩu".
Thủ tướng Lý Khắc Cường nói, xây dựng tốt và quản lý tốt Khu vực Thương mại Tự do Thượng Hải, Trung Quốc, hình thành thể chế và cơ chế có thể áp dụng và nhân rộng, đồng thời triển khai một vài thí điểm mới.
Ông Lưu Vĩnh Hảo nói: "Doanh nghiệp dân doanh mong cải cách được triển khai nhanh hơn và với thái độ kiên quyết hơn! Vì chúng tôi nhiều lúc vẫn cảm thấy 'cửa lắp kính', "cửa lò xo' và 'cửa xoay tròn' vẫn tồn tại".
Ông Lưu Vĩnh Hảo nói: "Nếu thực hiện cho phép doanh nghiệp dân doanh đầu tư tự do vào các lĩnh vực không bị cấm cửa đầu tư, không những là một việc lớn đối với thành phần kinh tế dân doanh, mà còn có ý nghĩa tích cực đối với Trung Quốc giải quyết việc làm, thực hiện sáng tạo và đổi mới khoa học – công nghệ, nâng cao sức cạnh tranh của các ngành nghề trên toàn cầu".
Hoạt động Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Trung Quốc-Việt Nam lần thứ 18 đã diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam 2018/08/15 |
Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam tổ chức Lễ trao học bổng Chính phủ Trung Quốc năm 2018 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |