Hội chợ hàng xuất nhập khẩu Hoa Đông vừa bế mạc và số liệu ngoại thương Trung Quốc tháng 2 năm nay cho thấy, giá thành lao động không ngừng gia tăng và tỷ giá hối đoái của đồng Nhân dân tệ dao động, khiến Trung Quốc đã bị giảm thiểu một số thị phần về mặt sản phẩm thâm dụng lao động, đặc biệt là hàng dệt may.
Tháng 2, kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc giảm mạnh, nhập siêu tháng 2 lên tới 22 tỷ 990 triệu đô-la Mỹ. Ông Chu Hải Bân, chuyên gia kinh tế trưởng về Trung Quốc của Ngân hàng JP Morgan Chase cho rằng, số liệu tháng 2 bị tác động nghiêm trọng bởi Tết Nguyên Đán, dự kiến số liệu về kim ngạch xuất khẩu tháng 3 có khả năng tăng trở lại rõ rệt.
Ông Bạch Minh, Phó Chủ nhiệm Phòng nghiên cứu thị trường quốc tế, Viện nghiên cứu hợp tác kinh tế thương mại quốc tế, Bộ Thương mại Trung Quốc cho biết, đơn đặt hàng chuyển sang nước ngoài cũng là một nhân tố khiến số liệu kim ngạch xuất khẩu tháng 2 bị giảm mạnh. "Những năm qua, xét về giá thành sản xuất tại Trung Quốc gia tăng, đa số công ty vốn nước ngoài rút khỏi Trung Quốc là thuộc ngành chế tạo, dĩ nhiên cũng khiến một số đơn đặt hàng chuyển sang nước ngoài".
Phản hồi đến từ một số doanh nghiệp cũng cho thấy, cùng với giá thành lao động leo thang, nguyên vật liệu và giá đất gia tăng, đồng Nhân dân tệ không ngừng tăng giá, nhiều nhà đầu tư đã quan tâm chú ý tới khu vực Đông Nam Á có giá thành lao động thấp hơn, xu thế "đơn đặt hàng chuyển sang khu vực Đông Nam Á" đặc biệt rõ ràng trong lĩnh vực dệt may.
Tập đoàn Thuấn Thiên đã nhận sản xuất cho Tập đoàn Eland Hàn Quốc và thương hiệu Uniqlo của Nhật Bản nhiều năm. Giám đốc phòng khai thác nghiệp vụ của Tập đoàn Thuấn Thiên Từ Đào nói với phóng viên rằng: "Thương hiệu Eland và thương hiệu Uniqlo đang từng bước chuyển một số đơn đặt hàng đến khu vực Đông Nam Á, công nhân ở khu vực Đông Nam Á có mức lương thấp hơn nhiều so với Trung Quốc".
Tuy nhiên, chuyên gia kinh tế cấp cao Ngân hàng DBS Xin-ga-po Lương Triệu Cơ cho rằng, mặc dù các nước Đông Nam Á có ưu thế về giá thành, nhưng dây chuyền cung ứng của họ chưa chín muồi, không thể tránh khỏi phải gánh thêm giá vận chuyển nguyên vật liệu và bán thành phẩm từ Trung Quốc đến các nước Đông Nam Á.
Ngoài ra, vấn đề an ninh và ổn định của Băng-la-đét và Cam-pu-chia cũng khiến các nhà đầu tư chần chừ. "Dù về phần cứng hay phần mềm, những nước này đều nằm ở giai đoạn kém phát triển. Các công ty xuyên quốc gia buộc phải xem xét lại kế hoạch mở rộng ở những khu vực này". Chuyên gia kinh tế Ngân hàng DBS Xin-ga-po Lư Minh Lợi nói thẳng thắn rằng: "Xét từ góc độ hiện nay, cách nói về Băng-la-đét và Cam-pu-chia sẽ thay thế vị thế Trung Quốc trong lĩnh vực sản xuất xem ra vẫn còn khá gượng ép".
So sánh với Băng-la-đét và Cam-pu-chia, Việt Nam có nhiều tiềm năng hơn. Khác với Băng-la-đét và Cam-pu-chia chủ yếu phát triển ngành chế tạo với giá trị gia tăng thấp, Việt Nam đang từng bước chiếm thị phần nhiều hơn trong ngành chế tạo công nghệ cao.
Do giá thành lao động ở Trung Quốc gia tăng, nhà đầu tư nước ngoài đang áp dụng biện pháp "Trung Quốc cộng một", làm cho cơ sở sản xuất của công ty đa dạng hoá. Chẳng hạn, năm 2010, Công ty Intel đầu tư xây dựng cơ sở sản xuất chíp và dây chuyền sản xuất trị giá 10 triệu đô-la Mỹ ở Việt Nam, đây là cơ sở sản xuất có quy mô lớn nhất của Công ty Intel vào năm 2010. Trong khi đó, Công ty Samsung, LG, NOKIA cũng đồng loạt thành lập cơ sở sản xuất tại Việt Nam.
Ngoài ra, Việt Nam là một trong những nước thành viên Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương. Ông Lư Minh Lợi cho biết, một khi thực hiện Hiệp định trong tương lai, Việt Nam sẽ nhận được lợi ích khá nhiều về mặt thuế quan và chính sách ưu đãi, có khả năng sẽ thúc đẩy một số nhà chế tạo vốn đầu tư ở Trung Quốc xem xét chuyển sang Việt Nam để nắm bắt cơ hội tiềm năng ở Việt Nam.
Bên cạnh đó, đối mặt với cạnh tranh đến từ nước ngoài, ngành chế tạo Trung Quốc đã không bị hạn chế trong sản phẩm có giá trị gia tăng thấp. Về mặt chế tạo sản phẩm điện tử, phụ tùng công nghệ cao và công nghệ vừa, Trung Quốc đang chiếm được thị phần cao hơn. Hiện nay, thiết bị máy móc là mặt hàng nhiều nhất của Trung Quốc xuất khẩu sang Mỹ. Nhìn chung, về mức độ tập trung vốn đầu tư và tính phức tạp về công nghệ, xuất khẩu của Trung Quốc đã tăng thêm.
Công ty TNHH Khoa học – Công nghệ Compak Thượng Hải chủ yếu xuất khẩu thiết bị đồng bộ sản xuất ván ghép thanh cường độ cao từ nông sản phẩm, công ty có hai thương hiệu quốc tế nổi tiếng và quyền sử dụng 4 bằng độc quyền sáng chế, là công ty dẫn đầu quốc tế trong lĩnh vực này. Tổng Giám đốc công ty Lưu Quốc Kiến nói: "Những năm trước, Công ty mua công nghệ từ nước Anh, rồi tiến hành nghiên cứu và cải tạo trong nước, giảm một nửa giá thành của thiết bị đồng bộ, vì vậy thị trường có nhu cầu rất lớn đối với thiết bị của công ty chúng tôi".
"Tỷ lệ của sản phẩm có giá trị gia tăng thấp từng bước giảm thiểu là kết quả tự nhiên trong phát triển ưu thế so sánh, trước khi những nước láng giềng đi vào thị trường sản phẩm có giá trị gia tăng thấp, Trung Quốc đã nâng cao giá trị gia tăng của dây chuyền ngành nghề vốn có, điều này khiến mọi người rất phấn khởi". Ông Lương Triệu Cơ cho rằng, "Quá trình điều chỉnh kết cấu ngành nghề vẫn sẽ kéo dài một thời gian, ngành chế tạo của Trung Quốc sẽ tiếp tục phát triển. Mối đe dọa đến từ đối thủ cạnh tranh ở các thị trường mới nổi phần lớn đã bị khuyếch đại".
Hoạt động Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Trung Quốc-Việt Nam lần thứ 18 đã diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam 2018/08/15 |
Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam tổ chức Lễ trao học bổng Chính phủ Trung Quốc năm 2018 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |