Theo Hãng tin Trung Quốc: Điều khiến bạn Phó Á Nam, sinh viên thế hệ 8X vừa mới bắt đầu lập nghiệp bất ngờ là, thị trường hàng xa xỉ Trung Quốc có triển vọng rất tốt trước đó, cũng trở nên tiêu điều trước sự tác động của một loạt "lệnh cấm lãng phí" như "8 quy định", "6 lệnh cấm" v.v.
Từ năm 2012 đến nay, kinh tế thế giới ảm đạm, tài sản của các tỷ phú sụt giảm, ngành hàng xa xỉ bước vào thời kỳ tăng trưởng chậm chạp. Thế nhưng, người Trung Quốc lại đóng vai trò "cứu vãn" hàng xa xỉ trong năm đó, đứng đầu về cộng đồng tiêu dùng hàng xa xỉ lớn nhất thế giới với tổng kim ngạch tiêu dùng hàng xa xỉ 306 tỷ Nhân dân tệ.
"Thành phố Đại Đồng, tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc có nhiều "tỷ phú chân đất", mỗi năm đều tiêu dùng hàng xa xỉ trị giá 1 tỷ 900 triệu Nhân dân tệ". Nhu cầu thị trường lớn, cộng thêm sự am hiểu và thích thú với hàng xa xỉ, sau một năm điều tra nghiên cứu, Cửa hàng Hội xa xỉ của bạn Phó Á Nam đã khai trương tháng 9/2013 tại Đại Đồng, chủ yếu cung cấp dịch vụ mua sắm, sửa và bảo dưỡng hàng xa xỉ.
Một cửa hàng xa xỉ ở Trung Quốc
Năm 2013, song song với việc Trung Quốc tiếp tục tấn công hành vi tham nhũng và ra lệnh cấm dùng công quỹ mua quà tặng, nhận và tặng quà vi phạm quy định và không khí phô trương lãng phí, việc tiêu thụ hàng xa xỉ bị tác động chưa từng thấy.
Công ty Bain tư vấn nổi tiếng thế giới công bố số liệu cho thấy, năm 2013, thị trường hàng xa xỉ Trung Quốc chỉ tăng khoảng 2% so với cùng kỳ, thấp hơn rất nhiều mức tăng 7% năm ngoái.
"Mới đây, rất nhiều khách quen đến mua và bảo dưỡng túi đều im hơi lặng tiếng". Bạn Phó Á Nam lấy làm ngạc nhiên và bất ngờ trước việc những "tỷ phú chân đất" Sơn Tây bình thường không quan tâm mấy các chính sách quốc gia cũng "im hơi lặng tiếng".
Ở Bắc Kinh, tình trạng này càng rõ rệt. Trong dịp Tết Dương lịch, phóng viên đã đến thăm nhiều trung tâm mua sắm hàng xa xỉ ở Bắc Kinh, nhiều nhân viên bán hàng đều phản ánh lượng tiêu thụ năm nay bị ảnh hưởng.
Tại Thế giới Tân Quang và Trung tâm thương mại Quốc Mạo, những trung tâm thương hiệu xa xỉ lâu năm, các cửa hàng thương hiệu nổi tiếng như LV, DIOR v.v tấp nập người xem, nhiều cửa hàng thậm chí hoạch định khu chờ đợi trước cửa để kiểm soát số người tiêu dùng.
Nhân viên tiêu thụ PRADA ở Thế giới Tân Quang, Bắc Kinh cho biết, "Số người đến xem không ít, nhưng cơ bản đều là chỉ xem nhưng không mua".
Cửa hàng Trung Quốc đại lục đầu tiên của Van Cleef & Arpels, thương hiệu trang sức cao cấp nổi tiếng Pháp, mới đây đã khai trương tại Parkview Green, nơi tập trung hàng xa xỉ mới ở Bắc Kinh, cố vấn tiêu thụ của cửa hàng này Trương Lệ Quyên cho biết, những năm qua, không ít du khách Trung Quốc đại lục đến châu Âu và Hồng Công mua hàng thương hiệu này, thế nhưng, khách hàng năm nay giảm rõ rệt, số người tiêu dùng ở Bắc Kinh càng ít.
Bên cạnh đó, các thương gia cung cấp dịch vụ mua hàng nước ngoài cũng bị ảnh hưởng.
Cửa hàng Trung Quốc đại lục đầu tiên của Van Cleef & Arpels
Chị Vương chuyên cung cấp dịch vụ mua hàng Pháp nói: "Mùa khuyến mại trong dịp Nô-en hàng năm là tiêu thụ mạnh nhất, nhưng năm nay lại giảm đột biến". Chị cho biết, ngoài một số khách hàng sinh viên cố định không bị ảnh hưởng ra, người tiêu dùng cổ cồn trắng và lớn tuổi năm nay đều có phần giảm.
Do cơn sốt tiêu dùng hàng xa xỉ giảm nhiệt, không ít thương gia dựa vào cộng đồng người tiêu dùng Trung Quốc để kiếm lợi bị tác động nghiêm trọng.
Báo cáo tài chính quý ba năm 2013 của Tập đoàn Kering, tập đoàn hàng xa xỉ lớn thứ ba thế giới cho thấy, Gucci, thương hiệu xa xỉ có sức cạnh tranh nhất của tập đoàn này biểu hiện không tốt tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương, doanh thu quý ba giảm 5,4%, là mức giảm lớn nhất sau mức giảm 7% của quý ba năm 2009.
Báo giới Mỹ đưa tin chỉ rõ, đối với thị trường hàng xa xỉ Trung Quốc mà nói, năm 2014 là một năm gian nan, bởi vì Chính phủ Trung Quốc sẽ tiếp tục tấn công hành vi tham nhũng và thói quen tiêu dùng xa xỉ phung phí của các quan chức, ảnh hưởng đến lượng tiêu thụ của đồng hồ và các mặt hàng xa xỉ khác thường dùng để làm quà tặng.
Công ty Bain dự báo, xu hướng tăng trưởng chậm chạp của thị trường hàng xa xỉ Trung Quốc vẫn sẽ tiếp tục trong năm 2014.
Theo các chuyên gia trong ngành, điều này không phải là việc xấu. Có phân tích cho rằng, thị trường tiêu dùng xa xỉ Trung Quốc trước đây tồn tại hiện tượng phồn vinh giả tạo ở một chừng mực nhất định, tiêu dùng bằng công quỹ và phung phí quá mức đã bóp méo giá trị của thị trường, các chính sách liên quan của Trung Quốc lần này có lợi cho thị trường trở về quỹ đạo phát triển lý tính, để thị trường hàng xa xỉ "hạ nhiệt".
Hoạt động Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Trung Quốc-Việt Nam lần thứ 18 đã diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam 2018/08/15 |
Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam tổ chức Lễ trao học bổng Chính phủ Trung Quốc năm 2018 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |