• Ban tiếng Việt Nam
  • Các trang trên Facebook
  • Vài nét về CRI
  • Giấc mơ mở trường của bác nông dân Đàm Học Văn

    2014-02-12 15:53:42     cri
    Để cho con em nông dân vào thành phố làm việc được cắp sách tới trường, bác đã bỏ ra số tiền tiết kiệm nhiều năm mở trường học cho con em nông dân vào thành phố làm việc. Để cho con em nông dân vào thành phố làm việc thực hiện giấc mơ học hành, bác đã kiên trì mở trường học mười năm, còn gọi con trai đang làm việc tại thành phố lớn trở về. Bác tên là Đàm Học Văn, là nông dân có trình độ văn hóa tiểu học ở thị trấn Kiềm Linh thành phố Quí Dương tỉnh lỵ tỉnh Quí Châu Trung Quốc.

    Một tòa nhà trên dốc núi, mấy ngôi nhà một tầng, không có sân trường, đây là trường tiểu học Phù Phong thành phố Quí Dương, một trường học dành cho con em nông dân vào thành phố làm việc, bác Đàm Học Văn năm nay hơn năm mươi tuổi là người thành lập trường học này cho biết, đối với con người mà nói, không có văn hóa là một yếu điểm lớn nhất, bản thân bác không có văn hóa, bác tự nhủ không đi con đường mà người bậc trên đi sai, con đường bác đã đi sai tuyệt đối không để cho con cháu đi theo. Thế hệ bác không có văn hóa không sao, thế hệ con cháu dứt khoát phải có văn hóa.

    Bác Đàm Học Văn luôn luôn ôm ấp tâm niệm này, nỗ lực bồi dưỡng ba cậu con trai của mình, sự nỗ lực ấy đã không phụ lòng người, nay ba người con trai đều đã tốt nghiệp các trường đại học khiến bác rất tự hào. Bác Văn cho biết, cậu con cả tốt nghiệp Trường đại học Nam Xương Giang Tây, con trai thứ hai tốt nghiệp Trường chỉ huy Công an vũ trang Bắc Kinh, con trai thứ ba tốt nghiệp Đại học Công Thương Trùng Khánh. Ba cậu con trai không đi con đường cũ của bác Văn.

    Trước khi mở trường học, bác Văn từng kinh doanh bia mộ, trâu bò, bán buôn hoa quả.v.v..., cuộc sống dần dần đi lên. Nhưng nhìn đám con em nông dân vào thành phố làm việc xa nhà không đi học, bác Văn nhớ lại tuổi ấu thơ của mình, dần dần bác nung nấu suy nghĩ mở trường.

    Nhiều con em nông dân vào thành phố làm việc rời quê hương không đi học, các em không vào được trường học công nơi cha mẹ làm việc, phí tổn cũng như hộ khẩu đều là trướng ngại, những điều này không phải là trách nhiệm của các em. Nếu không học hành, lêu lổng khắp nơi, sau này lớn lên sẽ thế nào ?

    Năm 2003, bác Đàm Học Văn bỏ ra 250 nghìn Nhân dân tệ tiết kiệm nhiều năm của mình để mở Trường tiểu học Phù Phong dành cho con em nông dân vào thành phố làm việc. Ngày 1 tháng 3 năm 2003, Trường tiểu học Phù Phong khai giảng ngày đầu tiên, năm ấy nhà trường nhận 154 học sinh. Tại Trung Quốc, mặc dù từ lâu đã thực hiện giáo dục nghĩa vụ 9 năm, trường học công miễn phí đối với học sinh, nhưng do hộ khẩu của con em nông dân vào thành phố làm việc không ở thành phố cư trú đó, nên các em thường vào học tại một số trường học dân lập hoặc trường tư, mà những trường này nhà nước chỉ cấp phát sách giáo khoa miễn phí, còn học phí phải tự túc.

    Nhằm thu hút đủ học sinh, đạt được mục đích mở trường. Năm 2003, Trường tiểu học Phù Phong chỉ thu 100 Nhân dân tệ học phí một học kỳ. Bác Văn cho biết, nếu chúng tôi thu cao, học sinh không vào học được sẽ mất đi ý nghĩa mở trường của bác. Bác Văn mở trường không phải vì kiếm tiền, mà vì muốn làm việc tốt. Hiện nay học phí mới có 360 đến 410 Nhân dân tệ, học phí lớp một 360 Nhân dân tệ, lớp bốn trở lên là 410 Nhân dân tệ.

    Theo đà sự nghiệp của trường học phát triển, bác Đàm Học Văn cảm thấy gánh vác trên vai ngày càng nặng, bản thân không có văn hóa lại đứng tuổi, không thể kịp thời thích ứng nhiều nhu cầu mới, bác nảy ra ý định gọi con trai cả Đàm Tông Vĩ về giúp việc.

    Anh Đàm Tông Vĩ học đại học về chuyên ngành lưu thông phân phối, sau khi tốt nghiệp định cùng bạn học mở công ty lưu thông phân phối, phát triển sự nghiệp của mình, nhưng bác Văn không đồng ý, anh Vĩ cuối cùng cũng không thay đổi được ý định cứng rắn của bác Văn.

    Là con trai trưởng, năm 2008 anh Đàm Tông Vĩ đã rời thành phố Thâm Quyến tỉnh Quảng Đông, trở về giúp đỡ sự nghiệp của bác Đàm Học Văn.

    Trước sự nỗ lực của hai cha con, mấy năm gần đây, trường tiểu học Phù Phong ngày càng đi lên, mọi người thường quyên góp từ thiện để giải quyết không ít chi phí cần thiết cho nhà trường và học sinh. Do ai nấy đều khen ngợi, ngày càng nhiều con em nông dân vào thành phố làm việc xung quanh đến học, nhà trường với qui mô không lớn này đã có 415 học sinh và 14 giáo viên.

    Lời lưu ký
    Tin ảnh
    Tin cập nhật
    Ca nhạc theo yêu cầu thính giả
    • vu minh tuan : Bài I HAVE A DREAM của nhóm ABBA hay đấy.chúc mọi người vui vẻ,hạnh phúc.mong đc làm quen với mọi người qua sđt 01695317285
    • Giàng A Sênh : Em chào tất cả các anh chị trong ban tiếng Việt Nam. Chúc các anh chị có một sức khỏe thật bình an và luôn công tác tốt. Vậy là sắp đến tết Trung Thu rồi, em xin chúc các anh chị trong Ban tiếng Việt Nam có một tết trung thu thật vui vẻ và tràn đầy tiếng cười. Nhân dịp Trung Thu, xin quý Đài gửi hộ em bài hát CHÚC BẠN BÌNH AN tới Chị Ngọc Ánh ở Bắc hà, Em Nguyễn Thị Hà ở Bắc Giang đang học tại trường Đại Học Quốc gia Hà Nội, Linh ở Đồng Xa, Mai ở Bãi Rồng, Bé Linh Sao ở Vân Đồn, Cao Mỹ và Thu ở Chiềng khoong cùng toàn thể các bạn nghe đài, chúc mọi người luôn bình an cùng một tết Trung Thu vui vẻ. Mong được làm quen với tất cả các bạn. Em xin cảm ơn quý Đài rất nhiều.
    • tran van son : chau muon gui bai hat tinh ban toi nha chau va cac ban cung hoc lop 11d bai hat tinh ban chuc cac ban hoc tot nhe
    • khien nguyen: tu lau em da biet den chuong trinh hoc tieng pho thong Trung Quoc cua quy dai. thong qua chuong trinh em cung biet them nhieu chuong trinh khac. thong qua chuong trinh toi thu 7 em muon gui bai hat "doi canh tang hinh" toi mot nguoi dac biet, anh co biet danh la "gau truc" voi loi nhan: em chuc anh gau truc hoc tot, gio la thoi diem rat quan trong vi day da sap la nam cuoi cua chung minh roi bang moi gia thi anh phai no luc phan dau de duoc bang gioi de co the tiep tuc hoc lien thong len dai hoc de thuc hien uoc mo cua chung minh. anh hay luon nho rang luc nao em cung luon o ben canh anh.
    Xem tiếp>>