Theo Hãng tin Trung Quốc: "Mọi việc đều có thể xảy ra". Đề cập đến cảm nhận tham gia phiên đấu giá mới đây, chị Trần Triết, một thanh niên cổ cồn trắng hơn 30 tuổi mỉm cười nói với phóng viên.
Chị Trần Triết đam mê văn nghệ vốn không am hiểu chút nào về đấu giá, thế nhưng, việc bạn chị bỏ ra 2.500 Nhân dân tệ để mua một bức tranh sơn thủy trong một phiên đấu giá đã thu hút sự chú ý của chị. Bạn chị nói với chị rằng, mặc dù tác giả của bức tranh này hiện vẫn chưa có tiếng tăm, nhưng một khi sau này trở nên nổi tiếng, bức tranh này chắc chắn sẽ nước nổi thuyền lên.
"Hiện nay đầu tư vài nghìn Nhân dân tệ, sau này có triển vọng sẽ thu nhập vài chục nghìn Nhân dân tệ". Lời nói của bạn khiến chị Trần Triết động lòng. Xem xét đến ví tiền ngày một dày hơn nhưng lại chưa có chỗ để tiêu, chị cuối cùng quyết định làm thử sau khi thương lượng với người nhà.
Người có tư duy như vậy không chỉ có chị Trần Triết. Cùng với số tiền tiết kiệm tăng dần, ý thức đầu tư mới nảy sinh, ngày càng nhiều người tiêu dùng Trung Quốc bắt đầu dấn thân vào nhiều lĩnh vực đầu tư, việc mua những đồ cất giữ có triển vọng tăng giá tại các cuộc bán đấu giá dần dần trở thành lựa chọn đầu tư mới.
Thế nhưng, cũng có người không phải vì đầu tư mới tham gia các phiên đấu giá. Đối với những người này mà nói, tham gia đấu giá chỉ để mua được những mặt hàng tuy giá rẻ nhưng chất lượng tốt.
Chị Liễu Ánh làm công tác văn hóa nói: "Giá sản phẩm được bán đấu giá có thể rất ưu đãi, chất lượng cũng được đảm bảo". Mới đây, chị đã đấu giá mua được một món đồ trang sức san hô đỏ kèm theo giấy chứng nhận chất lượng, theo chị, giá giao dịch rẻ hơn khoảng 1 nghìn Nhân dân tệ so với giá bán tại các trung tâm thương mại.
Ông họ Thẩm mới tiếp xúc hoạt động bán đấu giá chưa đầy 5 năm cũng có quan điểm như nhau. Vài hôm trước, ông đã từ Thiên Tân đến Bắc Kinh tham gia một hoạt động bán đấu giá không giới hạn giá sàn, "Tôi không hy vọng quá nhiều vào việc tăng giá, chỉ để mua những bức tranh mà mình thích".
Việc đấu giá sở dĩ không còn là "trò chơi của người giàu", mà ngày càng đến với người dân bình thường, một nguyên nhân quan trọng là vì không ngừng khai thác sản phẩm đấu giá.
Phóng viên xem lướt qua danh sách sản phẩm bán đấu giá của một số công ty bán đấu giá, phát hiện ngoài các sản phẩm bán đấu giá truyền thống như sách, tranh, đồ cổ, vàng bạc đá quý, bộ sưu tập tem, tiền…ra, rượu vang, chè Phổ Nhĩ, kỷ niệm chương, chuyện tranh, thậm chí cặp xách văn phòng và va li đều nằm trong danh sách bán đấu giá.
Nhân viên Công ty hữu hạn bán đấu giá hàng hóa quốc tế Đông Phương, Thượng Hải, Trung Quốc cho biết, sản phẩm bán đấu giá đẳng cấp vừa và thấp này rất được người dân hoan nghênh do giá không cao, dễ phân biệt hàng giả và hàng thật. "Một cuộc bán đấu giá đồ dân dụng thường thu hút hàng trăm người đến tham gia".
Theo nhận xét của ông Trương Diên Hoa, Chủ tịch Hiệp hội Bán đấu giá Trung Quốc, song song với việc đa nguyên hóa sản phẩm và mở rộng nghiệp vụ đấu giá, sau này, việc đấu giá sẽ càng gắn bó với người dân bình thường.
Ngoài sản phẩm đấu giá có xu hướng ngày càng đến với người dân bình thường, mạng In-tơ-nét cũng làm nhạt sắc màu huyền bí của việc bán đấu giá, khiến dịch vụ này ngày một gần gũi với người dân.
Anh Vương Thư đam mê nhiếp ảnh cho biết, anh vừa mới đấu giá mua được một chiếc máy ảnh kiểu cũ với giá 1.500 Nhân dân tệ trên mạng In-tơ-nét.
So với các cuộc bán đầu giá truyền thống, đấu giá trực tuyến không cần đăng ký lấy số, giơ số tại hiện trường, thông thường chỉ cần đăng ký tên thật, nộp tiền bảo lãnh là có thể tham gia đấu giá, một số sản phẩm bán đấu giá thậm chí còn có thể trực tiếp mua bằng "một giá".
Ủy viên Ủy ban Kỹ thuật tiêu chuẩn hoá bán đấu giá Trung Quốc Quý Đào chỉ rõ, trong mô hình này, mọi người không cần bôn ba giữa các cuộc bán đấu giá, không cần đi ra ngoài vẫn có thể hoàn thành thuận lợi việc xem sản phẩm bán đấu giá và đấu giá xen kẽ giờ làm việc.
Do lạc quan đối với ưu thế và tiềm năng đấu giá trực tuyến, những năm gần đây, các công ty bán đấu giá ngày một coi trọng mô hình bán đấu giá mới này.
Theo số liệu do Hiệp hội Bán đấu giá Trung Quốc công bố cho thấy, 9 tháng đầu năm 2013, các doanh nghiệp bán đấu giá đã tổ chức gần 1.800 cuộc bán đấu giá trực tuyến thông qua mặt bằng bán đấu giá trên mạng In-tơ-nét của hiệp hội này, trung bình hơn 6 cuộc/ngày, giá trị hợp đồng đạt 7 tỷ Nhân dân tệ, gấp hơn 6 lần so với cả năm 2012.
Các nhân sĩ trong ngành cho biết, người tham gia đấu giá trực tuyến thường là những tay mới chưa bao giờ tham gia đấu giá sản phẩm nghệ thuật, trong đó đa số là tầng lớp cổ cồn trắng.
Thế nhưng, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu bán đấu giá Đại học Tài chính Trung ương Lưu Song Châu lưu ý rằng, trang web của các doanh nghiệp phi bán đấu giá tổ chức đấu giá, thực chất là bán hàng trực tuyến. Mô hình này tồn lại một số rủi ro pháp luật. Theo Bộ Thương mại Trung Quốc, Chính phủ Trung Quốc đang khởi thảo văn kiện liên quan, quy phạm việc bán đấu giá trực tuyến.
Hoạt động Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Trung Quốc-Việt Nam lần thứ 18 đã diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam 2018/08/15 |
Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam tổ chức Lễ trao học bổng Chính phủ Trung Quốc năm 2018 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |