Người được trao giải Nô-ben kinh tế năm 2011 Joseph E. Stiglitz từng dự báo, tiến trình phát triển của loài người trong thế kỷ 21 có hai nhân tố then chốt: Công nghệ cao của Mỹ và đô thị hóa của Trung Quốc, bên cạnh đó, thế kỷ mới đặt ra ba thách thức cho Trung Quốc, trong đó đứng đầu là vấn đề đô thị hóa. Bất kể là then chốt hay thách thức, đô thị hóa đã trở thành chủ đề được thảo luận sôi nổi nhất và là một trong định hướng phát triển quan trọng nhất của Trung Quốc.
Hội nghị Trung ương 3 Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa 18 và Hội nghị Trung ương về công tác đô thị hóa lần lượt diễn ra mới đây, đã xác định rõ chiến lược và định hướng phát triển đô thị hóa của Trung Quốc. Làm thế nào để thúc đẩy việc xây dựng đô thị hóa ở Trung Quốc đã trở thành vấn đề cần giải quyết cấp bách trong phát triển kinh tế của Trung Quốc.
Năm 2011, dân số thường trú ở thành thị của Trung Quốc lên tới 691 triệu người, tỷ lệ dân số đô thị chiếm tới 51,27%, năm đó, dân số đô thị lần đầu tiên vượt dân số nông thôn. Thế nhưng, có chuyên gia chỉ rõ, trong số 691 triệu người này gồm có 159 triệu lao động nông thôn, xét về tài liệu thống kê, những lao động nông thôn này là dân đô thị, nhưng phúc lợi, nhà ở, giáo dục của họ đều chưa được đưa vào phạm vi đô thị.
Ở Trung Quốc, tài nguyên y tế, giáo dục tốt đều tập trung ở các thành phố lớn, chẳng hạn như, theo số liệu của Bộ Y tế Trung Quốc, 80% tài nguyên y tế của cả nước hiện đang tập trung ở các thành phố lớn và vừa, trong đó có 30% lại tập trung ở các bệnh viện lớn. Điều này đã khiến nhiều người đều mong sinh sống và phát triển ở các thành phố lớn, từ đó đã hình thành các thành phố siêu lớn với dân số vượt quá 5 triệu người, lấy Bắc Kinh làm ví dụ, số liệu của năm 2012 cho thấy dân số thường trú đã lên tới 20 triệu 693 nghìn người. Giám đốc Học viện Quản lý công Đại học Thanh Hoa, Trung Quốc Tiết Lan cho biết, nếu dân số quá tập trung, nhu cầu đối với các nguồn tài nguyên vượt quá sức chịu đựng của môi trường sinh thái, thì sẽ xuất hiện các bệnh thành phố, trong đó bao gồm sương mù ô nhiễm. Vì vậy, theo ông, các thị trấn vừa và nhỏ cũng là những nơi tập trung đô thị hóa quan trọng.
Cái gọi là bệnh thành phố là chỉ dân số quá tập trung ở các thành phố lớn dẫn đến một loạt vấn đề xã hội, cụ thể là dân số bành trướng, ùn tắc giao thông, môi trường xấu đi, nhà ở căng thẳng, việc làm khó khăn, những vấn đề và mâu thuẫn này lại kiềm chế sự phát triển của thành phố trên chừng mực nhất định.
Song song với những vấn đề xuất hiện ở các thành phố lớn do dân số quá tập trung, tại một số thành phố vừa và nhỏ lại xuất hiện ngày càng nhiều khu đô thị mới được xây theo tiêu chuẩn cao mới quy hoạch, tỷ lệ trống của các khu đô thị, khu chung cư mới này quá cao, ít người vào ở, buổi tối tối đen như mực, được ví một cách sinh động là "thành phố ma".
Hội nghị Trung ương về công tác đô thị hóa diễn ra cách đây không lâu, đã đề xuất các nhiệm vụ chủ yếu của công tác đô thị hóa kiểu mới. Hội nghị đề xuất cần phải để cư dân trông được núi, nhìn được nước, canh cánh nỗi nhớ quê hương. Phó Giám đốc thường trực Viện nghiên cứu Thiết kế Quy hoạch đô thị Đại học Đông Nam, Trung Quốc Đoàn Tiến cho biết, nếu giải thích chuyên ngành, trông được núi, tức là chỉ môi trường cảnh quan, môi trường sinh sống có thể kết hợp rất tốt với thiên nhiên; nhìn được nước, hoặc nói có thể gần gũi với nước, đây là một yêu cầu đối với sinh thái; canh cánh nỗi nhớ quê hương, là sự kế thừa văn hóa truyền thống, là sự giải thích đối với yêu cầu sinh tồn.
Trung Quốc hiện đang tích cực thúc đẩy đô thị hóa kiểu mới. Cái gọi là đô thị hóa kiểu mới, tức mục tiêu của công tác này không phải theo đuổi phiến diện quy mô lớn, hình thái lớn của đô thị, cũng không phải mở rộng và xây dựng khu đô thị mới một cách không tiết chế, mà là nhằm đáp ứng sự mong đợi được sống cuộc sống tốt đẹp hơn của người dân. Đối với nông dân mà nói, ước mơ sống trong thành phố của họ, cũng như các cư dân, cũng là nhằm có thu nhập cao hơn, dịch vụ y tế được bảo đảm hơn, chất lượng cuộc sống tốt hơn, con cái được giáo dục tốt hơn. Nhiều chuyên gia cho rằng, con đường thực hiện các mục tiêu nói trên là phát triển nhiều thành thị vừa và nhỏ, như vậy không những không gian địa lý rộng hơn, mà còn có thể tạo việc làm hữu hiệu, giảm quy mô dân số di cư và sức ép cho thành phố, bên cạnh đó, cần tôn trọng cách làm sáng tạo của các nơi, thúc đẩy đô thị hóa theo tình hình thực tế của các nơi, tránh cách làm không có tính đối tượng.
Theo quy hoạch, đến năm 2020, tỷ lệ đô thị hóa của Trung Quốc sẽ vượt quá 60%. Anh đã mất khoảng 180 năm để nâng tỷ lệ đô thị hóa từ 30% lên đến 60%, Mỹ đã mất 90 năm, Nhật Bản mất 60 năm, còn Trung Quốc chỉ cần khoảng 30 năm.
Tỷ lệ đô thị hóa của các nước phát triển phương Tây hiện nay đều ở trên 80%, so với tỷ lệ đô thị hóa của các nước phát triển, Trung Quốc rất có triển vọng trong mặt này. Về điều này, Nghiên cứu viên Trung tâm Phát triển đô thị và thị trấn nhỏ thuộc Ủy ban Phát triển và Cải cách Nhà nước Trung Quốc Dương Vũ cho biết, đô thị hóa ở Trung Quốc đang phát triển nhanh chóng, một tiến trình diễn biến nhanh chóng có thể mang lại càng nhiều thay đổi ở cấp độ sâu hơn.
Mặc dù có hàng trăm triệu nông dân vào thành phố trong hơn 30 năm qua, nhưng vẫn còn càng nhiều nông dân chờ đợi "vào thành phố". Một báo cáo của Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc cho thấy: Đến năm 2020, tổng dân số chuyển dịch từ nông dân sang cư dân của Trung Quốc sẽ lên tới 300 triệu người, đến năm 2030 sẽ lên đến 390 triệu người. Điều này có nghĩa là, trong 10-20 năm tới, Trung Quốc sẽ có một cộng đồng tương đương tổng dân số Mỹ sẽ từ nông dân trở thành cư dân thành thị, đây có lẽ là "hoa hồng" lớn nhất cho phát triển kinh tế sau này của Trung Quốc.
Hoạt động Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Trung Quốc-Việt Nam lần thứ 18 đã diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam 2018/08/15 |
Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam tổ chức Lễ trao học bổng Chính phủ Trung Quốc năm 2018 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |