![]() |
|
![]() |
![]() |
|
Theo Hãng tin Trung Quốc: Hợp tác tài chính-tiền tệ giữa Trung Quốc và ASEAN từ "bàn thảo từng vụ việc", xiết tay ứng phó khủng hoảng, đến tìm kiếm biện pháp tương trợ lẫn nhau, chung sức phát triển nhằm sâu sắc hợp tác tài chính-tiền tệ khu vực, hiện đã bước sang giai đoạn mới tiếp sức hai bên bước vào "10 năm kim cương".
Tổng Thư ký Điều hành Hội đồng Thương mại Trung Quốc – ASEAN Hứa Ninh Ninh cho biết, phát triển quan hệ đối tác với Trung Quốc là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy kinh tế ASEAN phát triển, trong khi đó tiến trình nhất thể hóa kinh tế ASEAN cũng được lợi rất nhiều từ việc xây dựng các khu vực mậu dịch tự do, đây cũng là một trong những nguyên nhân vì sao các nước ASEAN có thể khắc phục cuộc khủng hoảng tài chính-tiền tệ quốc tế từ năm 2008-2009. Ông cho biết, những năm qua, hợp tác tài chính-tiền tệ giữa Trung Quốc và ASEAN thu được tiến triển vượt bậc, không gian phát triển trong tương lai rộng lớn.
Hợp tác tài chính-tiền tệ càng chú trọng "ưu đãi lẫn nhau và cùng có lợi"
Trung Quốc và ASEAN đã hợp tác nhiều năm trong lĩnh vực tài chính-tiền tệ. Từ năm 1997, Trung Quốc và ASEAN cùng chung lưng đấu cật ứng phó cuộc khủng hoảng tài chính-tiền tệ châu Á, từ năm 2008 trở lại đây, hai bên cùng nhau thúc đẩy ký kết thỏa thuận đa phương hóa Sáng kiến Chiềng Mai, mỗi lần chung tay ứng phó khủng hoảng, Trung Quốc và ASEAN đều trở thành mẫu mực thành công cho hợp tác tài chính-tiền tệ khu vực. Hiện nay, việc chuyển đổi và nâng cấp kinh tế và nhất thể hóa kinh tế khu vực không thể thiếu được sự hợp tác tài chính-tiền tệ, Trung Quốc và ASEAN tăng cường hợp tác tài chính hiện nay là rất đúng lúc.
Phân tích cho rằng, từ năm 2003 đến nay, sự hợp tác giữa Trung Quốc và ASEAN trong lĩnh vực tài chính-tiền tệ có rất nhiều điểm sáng và thu được thành quả nổi bật, không những các cơ cấu tài chính-tiền tệ phát triển nhanh chóng, mà các nghiệp vụ tài chính-tiền tệ cũng ngày càng đa nguyên hóa, hình thành bố cục ưu đãi lẫn nhau và cùng có lợi.
Tính đến cuối tháng 6/2013, các ngân hàng vốn Trung Quốc đã mở 3 ngân hàng có tư cách pháp nhân, 16 chi nhánh ngân hàng và 1 phòng đại diện tại 9 nước ASEAN; ngân hàng của 5 nước thành viên ASEAN đã mở 7 chi nhánh có tư cách pháp nhân tại Trung Quốc.
Từ nửa cuối năm 2013 đến nay, tháng 11, được sự phê chuẩn của Ngân hàng Trung ương Cam-pu-chia, Ngân hàng Trung Quốc chi nhánh Nông Pênh trở thành ngân hàng thanh toán nghiệp vụ đồng Nhân dân tệ xuyên quốc gia và địa phương Cam-pu-chia; tháng 12, Ngân hàng Trung Quốc chi nhánh Mê-dan, In-đô-nê-xi-a chính thức khai trương tại thành phố Mê-dan, tỉnh lỵ tỉnh Bắc Xu-ma-tơ-ra, nâng số chi nhánh của Ngân hàng Trung Quốc tại In-đô-nê-xi-a lên đến 9 chi nhánh.
Ngoài ra, Ngân hàng Công thương chi nhánh Xin-ga-po tháng 2/2013 được ủy quyền trở thành ngân hàng thanh toán nghiệp vụ đồng Nhân dân tệ tại Xin-ga-po, tính đến cuối năm 2013, cả thảy hoàn thành 38 nghìn khoản thanh toán bằng đồng Nhân dân tệ, trị giá lên tới 2 nghìn 600 tỷ Nhân dân tệ.
Các nước Phi-li-pin, Ma-lai-xi-a cũng đã coi đồng Nhân dân tệ là đồng tiền dự trữ của Chính phủ.
Phó Giám đốc Viện Khoa học Xã hội Quảng Tây Hoàng Chí Dũng cho rằng, việc tăng cường hợp tác tài chính-tiền tệ giữa Trung Quốc với các nước ASEAN, thúc đẩy phát triển tương tác lành mạnh trong lĩnh vực kinh tế và tài chính-tiền tệ giữa Trung Quốc và khu vực ASEAN, có ý nghĩa quan trọng đối với thúc đẩy xây dựng Khu vực Mậu dịch tự do Trung Quốc – ASEAN đi vào theo chiều sâu. Phân tích cho rằng, nhằm cùng nhau thúc đẩy sự hợp tác tài chính-tiền tệ hiệu quả cao, các nước cần tiếp tục ưu hóa môi trường chính sách, từng bước xây dựng hệ thống thị trường tài chính khu vực thống nhất, điều phối, xây dựng và kiện toàn cơ chế thương lượng tài chính lâu dài, và tăng cường sáng tạo tài chính trong khuôn khổ của Khu vực Mậu dịch tự do Trung Quốc – ASEAN.
Hợp tác ổn định và tương trợ lẫn nhau trong lĩnh vực tài chính-tiền tệ
Từ khi bước vào năm 2013 đến nay, việc điều phối, giám sát và quản lý tài chính giữa Trung Quốc và ASEAN được tăng cường, hợp tác và giao lưu tài chính giữa hai bên thường xuyên và mật thiết hơn, việc cùng nhau đề phòng rủi ro tài chính trong khu vực đã thu được tiến triển và đạt được nhận thức chung quan trọng. Cơ quan quản lý và giám sát của Trung Quốc và 7 nước ASEAN đã ký bản ghi nhớ giám sát và quản lý song phương, đi đến nhận thức chung về cho phép thâm nhập thị trường cũng như giám sát và quản lý thường ngày, môi trường hợp tác tài chính giữa hai bên ngày càng tốt đẹp.
Trước đó, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc, Cục trưởng Cục Quản lý ngoại hối Nhà nước Trung Quốc Dịch Cương đề nghị, Trung Quốc và ASEAN cần tăng cường hợp tác trong lĩnh vực ổn định tài chính trong khu vực, nâng cao năng lực ứng phó biến động tài chính trong khu vực. Trước mắt, Mỹ có thể rút khỏi chương trình nới lỏng định lượng, dòng vốn trên các thị trường mới nổi có xu hướng chảy ra, điều này gây tác động đến các thị trường mới nổi trong các mặt lạm phát tăng cao, đồng tiền sụt giá, thị trường chứng khoán sụt giảm v.v, trường hợp này cần có sự bảo đảm về an ninh tài chính trong khu vực. Ngoài ra, còn cần phải tăng cường xây dựng cơ sở hạ tầng tài chính, bao gồm thanh toán, dịch vụ, ủy quyền quản lý, dịch vụ thông tin v.v, khiến hợp tác tài chính Trung Quốc – ASEAN được tăng cường hơn nữa.
Có thể dự kiến, trong năm mới, việc mở cửa tài chính dọc biên giới Trung Quốc – ASEAN, tiêu biểu là các khu thí điểm cải cách tài chính tổng hợp tại các tỉnh biên giới Trung Quốc, sẽ mở ra trang sử mới.
Cuối năm 2013, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc chính thức khởi động xây dựng khu thí điểm cải cách tài chính tổng hợp, các trọng điểm thực thi trong phương án bao gồm sáng tạo nghiệp vụ đồng Nhân dân tệ xuyên biên giới, hoàn thiện hệ thống tổ chức tài chính, vun đắp và phát triển thị trường vốn đa tầng, thúc đẩy phát triển thị trường bảo hiểm, đẩy nhanh các sản phẩm và dịch vụ tài chính nông thôn, và nhấn mạnh một cách rõ ràng, sẽ tăng cường hợp tác xuyên biên giới trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng tài chính, hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính địa phương, xây dựng cơ chế phòng ngừa rủi ro cải cách tài chính, kiện toàn cơ chế hợp tác, giao lưu tài chính xuyên biên giới.
Về việc này, các nhà phân tích cho rằng, cùng với việc thúc đẩy xây dựng khu thí điểm, quan hệ hợp tác kinh tế-thương mại, tài chính giữa Trung Quốc với các nước ASEAN sẽ càng gắn bó, cũng sẽ tạo nền tảng tốt đẹp cho việc tiện lợi hóa đầu tư thương mại xuyên biên giới giữa Trung Quốc và ASEAN, năm 2014, hợp tác tài chính Trung Quốc – ASEAN có triển vọng chứng kiến "bước nhảy nhẹ nhàng".
![]() |
![]() |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |